Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sống khỏe

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Còn nhiều thách thức

PV - 08:42, 12/03/2018

Nghèo đói, thiếu ăn, thiếu mặc, không có việc làm và tương lai mù mịt phía trước... tất cả những điều này đã trở thành một vòng luẩn quẩn ở các làng, bản, thôn, buôn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao tại vùng dân tộc thiểu số.

Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015 do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành cho thấy, tỷ lệ tảo hôn chung của các DTTS rất cao, lên đến 26,6%. Đặc biệt, một số dân tộc có tỷ lệ tảo hôn trên 30% như: Mông 59,7%, Xinh Mun 56,3%, La Ha 52,7%, Hôn nhân cận huyết thống có tỷ lệ 0,65%, tồn tại chủ yếu ở một số dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và sống biệt lập như Mạ (4,41%), Mảng (4,36%), Mnông (4,02%)…

Tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Nam. Tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Nam.

 

Qua khảo sát có thể thấy tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thường xảy ra ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện địa hình và kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cộng đồng cư dân sống biệt lập. Nhiều xã tỷ lệ tảo hôn lên tới trên 50%, như tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, có tới 52% cặp vợ chồng kết hôn ở lứa tuổi 12 - 17 tuổi.

Trước thực trạng trên, theo đề nghị của Ủy ban Dân tộc, ngày 14/4/2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025” (Quyết định số 498/QĐ-TTg).

Theo đó, mục tiêu chung là đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS; trên 90% cán bộ công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông; giảm bình quân 2%-3%/năm số cặp tảo hôn và 3%-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao.

Đề án được phê duyệt thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững vùng DTTS.

Tuy nhiên, để thay đổi được thực trạng này không phải là điều dễ dàng. Do đó, song song với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS, của cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp; cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS.

Với nguồn lực hạn chế, trong năm 2016 triển khai thực hiện Đề án mới chỉ tập trung vào công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí…; triển khai mô hình thí điểm tại một số tỉnh khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao.

Vì vậy, trong những năm tiếp theo rất cần sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt hơn nữa của Đảng, Nhà nước; các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; các tổ chức quốc tế cũng như sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Thạc sĩ NGUYỄN THỊ TƯ,

Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng thường gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.