Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đánh giá kết quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020

Thúy Hồng - 16:53, 08/01/2020

Sáng 8/1 Văn phòng Điều phối NTM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết: Sau hơn 1,5 năm thực hiện, Chương trình OCOP bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, Chương trình đã lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các địa phương, góp phần tích cực trong xây dựng NTM.

Hiện nay, cả nước có 61/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai đề án kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP. Tính đến hết 2019, đã có 19 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình OCOP đánh giá, phân hạng và có quyết định công nhận 900 sản phẩm OCOP (đạt 33,16% kế hoạch), trong đó có 16 sản phẩm đề xuất 5 sao, 275 sản phẩm 4 sao và 585 sản phẩm 3 sao.

Các địa phương sau khi cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã nghiêm túc thực hiện việc cấp quyền sử dụng, quản lý nhãn hiệu OCOP, dán tem điện tử truy suất nguồn gốc sản phẩm OCOP. Dự kiến đến hết năm 2020 sẽ có 3.843 sản phẩm được chuẩn hóa OCOP (vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm).

Bên cạnh đó hiện nay trên địa bàn cả nước đã có khoảng 3.300 tổ chức kinh tế đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Đã có 583 tổ chức kinh tế đã đề xuất và được đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 3 sao trở lên, bao gồm: 234 Hợp tác xã (40.1%), 171 doanh nghiệp (29,3%), 170 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh (29,2%) và 8 tổ hợp tác (01,4%). Tổng nguồn lực huy động dự kiến của 3.300 tổ chức kinh tế để sản xuất sản phẩm OCOP đạt gần 10.015 tỷ đồng.

Tại Hội nghị các đại biểu đã đề xuất nhiều ý kiến để đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP như: cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa tầm quan trọng của Chương trình OCOP; ban hành quy chế giám sát, xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Thành Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và hiệu quả của Chương trình, năm 2020 các địa phương cần phân loại đánh giá các sản phẩm OCOP; phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình; nhìn nhận lại quy trình chấm điểm các sản phẩm đạt quy chuẩn theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; huy động sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng mạng lưới sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức liên quan triển khai thực hiện hiệu quả chương trình OCOP.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.