Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đàn voi tại Việt Nam: Giảm hàng ngàn con trong vài thập kỷ qua

NA - 10:19, 28/04/2022

Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), đàn voi tại Việt Nam đã giảm hàng nghìn cá thể trong vài thập kỷ qua.

Những cá thể voi tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) - Ảnh tư liệu
Những cá thể voi tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) - Ảnh tư liệu

Vừa qua, tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An), Tổ chức FFI phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát tổ chức Hội thảo đánh giá công tác bảo tồn voi và giải pháp giảm thiểu xung đột của voi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tại Hội thảo, đại diện FFI cho biết, những năm 1990, Việt Nam có khoảng 2.000 con voi, nhưng đến năm 2013 chỉ còn khoảng 130 cá thể. Voi được phân bố chủ yếu ở 8 tỉnh, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và Sơn La.

Năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt "Đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020". Nghệ An là một trong 3 tỉnh được chọn ưu tiên bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã của Việt Nam.

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết, hiện nay đàn voi ở Nghệ An có từ 15-16 cá thể, trong đó Vườn Quốc gia Pù Mát có 12-13 cá thể; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có 3 cá thể. Giai đoạn 2013-2016, quần thể voi hoang dã ở Nghệ An đã phát triển thêm một cá thể ở địa bàn Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn.

"Năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt và triển khai thực hiện dự án khẩn cấp bảo tồn voi đến năm 2020, giao cho Vườn Quốc gia Pù Mát triển khai các hoạt động", ông Trần Xuân Cường cho biết.

Từ năm 2014, dự án này được triển khai, trong đó có việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền bảo vệ các đàn voi; tập huấn cách phòng tránh xung đột voi và người; thành lập 4 tổ phản ứng nhanh để bảo vệ voi; xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ bảo tồn voi, đường tuần tra tại các vùng sinh cảnh của voi…

"Thực tế cho thấy, một số thời điểm trong năm, xung đột của đàn voi gây thiệt hại về kinh tế, tạo tâm lý lo sợ, hoang mang cho người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do vùng sinh cảnh sống của đàn voi bị tác động mạnh, diện tích rừng bị thu hẹp, thiếu nguồn thức ăn... Từ khi triển khai dự án đến nay các xung đột nói trên đã hạn chế rất nhiều, đặc biệt, thời gian gần đây, các xung đột lớn của đàn voi dường như không có", ông Trần Xuân Cường nhấn mạnh.

Ông Hoàng Văn Lâm, Quản lý các chương trình dự án FFI tại Việt Nam đánh giá cao những ý kiến đóng góp công tác bảo tồn và những giải pháp giảm thiểu xung đột đối với voi. Đồng thời nhấn mạnh, bên cạnh việc duy trì hoạt động của các tổ phản ứng nhanh hỗ trợ người phòng tránh xung đột giữa voi, cần trang bị thêm thiết bị hỗ trợ nghiệp vụ, tuyên truyền, nâng cao nhận thức công tác bảo vệ voi và các vùng sinh cảnh sống của chúng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.