Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Để voi Tây Nguyên không trở thành ký ức

Hồng Phúc - 10:37, 26/05/2020

Voi được coi là biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên, tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng đàn voi ở Việt Nam nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng đang ngày càng bị suy giảm, do môi trường sinh sống của chúng bị thu hẹp. Bảo tồn loài voi đang là vấn đề đang được Việt Nam quan tâm.

Bảo tồn loài voi Tây Nguyên cần sự vào cuộc của cả cộng đồng.
Bảo tồn loài voi Tây Nguyên cần sự vào cuộc của cả cộng đồng.

Báo cáo của Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho biết, những năm 1990, nước ta có từ 1.500 - 2.000 cá thể voi hoang dã, nhưng nay chỉ còn khoảng 124 đến 148 cá thể, phân bố tại 8 tỉnh bao gồm Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Sự suy giảm số lượng các cá thể voi, là hồi chuông báo động khi môi trường hoang dã của chúng ngày một bị thu hẹp. Kết quả kiểm kê rừng của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 7 năm (từ năm 2008 - 2014), diện tích rừng tự nhiên tại Tây Nguyên mất hơn 358.700ha, tương đương mỗi năm mất hơn 51.200ha rừng. Đặc biệt, tình trạng buôn bán ngà và các sản phẩm từ voi là vấn đề nhức nhối.

Bị thu hẹp nơi sinh tồn dẫn đến tình trạng đàn voi tràn vào phá rẫy, quật ngã nhiều ha cây trồng hoa quả, thậm chí tấn công cả người dân. Chính quyền huyện Định Quán, Đồng Nai cho biết, trong năm 2018, voi liên tục xuất hiện phá sập 2 chòi canh của dân, hủy hoại tài sản của 56 hộ dân. Trong khi voi rừng bị mất nơi sinh sống, đàn voi nhà cũng đang ngày càng suy giảm.

Bảo tồn voi là vấn đề được Việt Nam quan tâm, thể hiện qua các chương trình, đề án, kế hoạch hành động bảo tồn như: Quyết định số 940 ngày 29/7/2012 về Phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020” vào tháng 5/2013 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 763, với tổng kinh phí khoảng 278 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những nỗ lực này chưa đủ để bảo vệ loài voi trước tình trạng nguy cấp như hiện nay; bởi những nguyên nhân khách quan như, thiếu kinh phí để sử dụng phương pháp phân tích ADN (ước tính trung bình 3000 USD/mẫu) để thống kê chính xác quần thể voi.

Các chuyên gia khuyến nghị, ngoài việc bảo tồn sinh cảnh cho voi, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt và mua bán các sản phẩm từ voi, thì cần có sự vào cuộc sát sao của các cơ quan chức năng tại địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ đàn voi cho người dân, giúp họ giảm thiệt hại tại những vùng hay xảy ra xung đột với voi.

Ngoài ra, giải pháp hiệu quả được đề cập, đó là tạo nguồn sinh kế lâu dài cho người dân, định hướng trồng trọt các loại cây không thu hút voi, bảo vệ môi trường sống cho voi và khi vấn đề bảo tồn nguồn gen quý loài voi được cộng đồng biết đến rộng rãi, tương lai cho bức tranh bảo tồn của loài này sẽ tươi sáng hơn.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.