Nghe dân nói, nói dân tin
Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên. Dân số hơn 590.000 người với 43 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 55%. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền các cấp, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, nhiều mô hình “Dân vận khéo” hiệu quả đã xuất hiện ở các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Rờ Kơi là xã biên giới của huyện Sa Thầy, với gần 100% là đồng bào DTTS sinh sống, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Để giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể đã tích cực bám sát địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân bằng nhiều hình thức sáng tạo. Xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, chuyển từ tư duy sản xuất quy mô nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang sản xuất quy mô lớn, theo hướng hàng hóa, hỗ trợ cây con giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thường xuyên theo dõi, đôn đốc người dân chăm lo sản xuất. Nhờ đó, các hủ tục lạc hậu như ma chay, đám cưới tổ chức dài ngày như trước đây đã được xóa bỏ; người dân đã thay đổi nhận thức, tích cực tham gia phát triển kinh tế và cuộc sống đã ổn định hơn.
Với phần lớn hội viên là người DTTS, Hội Cựu chiến binh xã Ia Chim, Tp. Kon Tum đã đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Các chi hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện tại, thu nhập lao động bình quân của hội viên Cựu chiến binh xã Ia Chim là 45 triệu đồng/người/năm; số hộ giàu, hộ khá chiếm hơn 60% tổng số hội viên; toàn xã không còn hộ Cựu chiến binh nghèo.
Cựu chiến binh A Bih (dân tộc Gia Rai) ở thôn Plei Bur, xã Ia Chim, Tp. Kon Tum chia sẻ: Trước gia đình chỉ biết canh tác cây sắn, được chi hội tuyên truyền, vận động thì gia đình trồng thêm 100 trụ tiêu, 50 cây sầu riêng trong vườn. Các hội viên cũng chia sẻ kinh nghiệm nên đã biết cách chăm sóc để vườn tiêu, cây sầu riêng phát triển tốt hơn. Mình phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có như vậy mới có thu nhập ổn định cho sau này.
Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Chim, Tp. Kon Tum cho biết: Để làm tốt công tác dân vận, trước tiên Hội Cựu chiến binh xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên học hỏi các mô hình của các đồng chí đi trước. Những người làm công tác tuyên truyền, vận động phải là những người có uy tín, làm kinh tế giỏi và đặc biệt là biết lắng nghe dân nói, nói dân tin. Nhờ làm tốt công tác dân vận mà các hội viên luôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế.
Với phần lớn hội viên là người DTTS, Hội Cựu chiến binh xã Ia Chim, Tp. Kon Tum đã đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Các chi hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện tại, thu nhập lao động bình quân của hội viên Cựu chiến binh xã Ia Chim là 45 triệu đồng/người/năm; số hộ giàu, hộ khá chiếm hơn 60% tổng số hội viên; toàn xã không còn hộ Cựu chiến binh nghèo.
Cựu chiến binh A Bih (dân tộc Gia Rai) ở thôn Plei Bur, xã Ia Chim, Tp. Kon Tum chia sẻ: Trước gia đình chỉ biết canh tác cây sắn, được chi hội tuyên truyền, vận động thì gia đình trồng thêm 100 trụ tiêu, 50 cây sầu riêng trong vườn. Các hội viên cũng chia sẻ kinh nghiệm nên đã biết cách chăm sóc để vườn tiêu, cây sầu riêng phát triển tốt hơn. Mình phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có như vậy mới có thu nhập ổn định cho sau này.
Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Chim, Tp. Kon Tum cho biết: Để làm tốt công tác dân vận, trước tiên Hội Cựu chiến binh xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên học hỏi các mô hình của các đồng chí đi trước. Những người làm công tác tuyên truyền, vận động phải là những người có uy tín, làm kinh tế giỏi và đặc biệt là biết lắng nghe dân nói, nói dân tin. Nhờ làm tốt công tác dân vận mà các hội viên luôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế.
Chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp
Trong những năm qua, mặc dù đối mặt với những khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của các tầng lớp Nhân dân, tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển. Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc được củng cố, niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng nâng cao. Có những được những kết quả đó có vai trò rất quan trọng của công tác dân vận.
Ông A Im, Bí thư Chi bộ thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy chia sẻ: Với vai trò là Bí thư chi bộ thôn, tôi đi từng nhà, gõ từng cửa để truyên truyền, vận động bà con về phát triển kinh tế, cũng như giữ gìn an ninh trật tự trong thôn. Cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự đồng thuận trong Nhân dân thì đời sống của bà con đã có sự khởi sắc, cái nghèo đang dần được đẩy lùi.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng “hướng về cơ sở, sát với cơ sở”, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề nổi lên tại cơ sở, nhất là vùng đồng bào DTTS. Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Chị Y Dưm, Chủ tịch Uỷ ban MTQT Việt Nam xã Đăk Rơ Wa, Tp. Kon Tum cho biết: Mặt trận xã cũng phối hợp với các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc. Hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi; tích cực tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng thôn làng ổn định về an ninh trật tự.
“Trước đây đời sống bà con rất khó khăn, nhờ cán bộ tuyên truyền, vận động bà con trong thôn thấy được việc chuyển đổi cây trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, rồi bà con đã làm theo. Giờ đây, toàn thôn có hơn 100 ha cao su, hơn 20 ha cà phê. Thu nhập của bà con đã được nâng cao, hộ nghèo giảm còn hơn 100 hộ” - ông A Hùng (dân tộc Xơ Đăng), Người có uy tín ở thôn Chung Năng, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei cho biết.
Có thế thấy, “Dân vận khéo” đã góp phần quan trọng trong vận động, tập hợp Nhân dân các dân tộc, nhân tố cơ bản để xây dựng tỉnh Kon Tum vững mạnh về kinh tế, ổn định chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum đạt 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và thứ nhất khu vực Tây Nguyên. Các chỉ tiêu về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% so với năm 2022.