Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác dân vận góp phần thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

An Yên - 16:31, 29/11/2023

Điểm nổi bật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An trong những năm gần đây, là tình hình phát triển kinh tế- xã hội có những khởi sắc rõ rệt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định…Kết quả này, không thể thiếu vai trò của công tác dân vận.

Nhờ công tác dân vận mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt bản làng thêm khởi sắc... Trong ảnh: một góc trung tâm xã biên giới Tam Hợp huyện Tương Dương
Công tác dân vận đã góp phần nâng cao đời sống người dân, bộ mặt bản làng thêm khởi sắc... Trong ảnh: một góc trung tâm xã biên giới Tam Hợp huyện Tương Dương

Sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị

Vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An vốn có điểm xuất phát kinh tế và xã hội thấp, mặt bằng dân trí chưa cao và không đồng đều; cùng với đó là một số tệ nạn xã hội như buôn bán ma túy, buôn bán người, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, truyền đạo trái pháp luật... vẫn còn xảy ra, tiềm ẩn một số yếu tố gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ảnh hưởng lớn đến công tác vận động đồng bào DTTS.

Trước thực tế này, tỉnh Nghệ An đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp với mục tiêu cao nhất, là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch giữa các vùng miền.

Để đạt được mục tiêu lớn ấy, ngày 10/10/2016, Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Đề án số 02 về “Tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”.

Sơ kết 5 năm thực hiện đề án 02, ngày 18/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 105 về tiếp tục thực hiện đề án số 02 những năm tiếp theo.

Lực lượng bộ đội vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo ở bản Chiếng xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong
Lực lượng bộ đội vận động xã hội hóa kinh phí để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo ở bản Chiếng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong

Đặc biệt, ngày 11/8/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030” với nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá, chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Sau nhiều năm thực hiện các đề án, kết luận, chỉ thị này, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác dân vận vùng đồng báo DTTS đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Từ công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần thay đổi nhận thức và hành động của đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng bào đã chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Điểm nhấn nổi bật nhất, là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách tăng khá; thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tăng nhanh…

Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt gần 41 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 38,58% (43.152 hộ) đầu năm 2022 xuống còn 34,03% (39.525 hộ), giảm 3.627 hộ. Tỷ lệ hộ gia đình DTTS đạt chuẩn văn hoá là 90,7%; tỷ lệ làng, bản, khối, xóm đạt chuẩn văn hoá là 82,2%; tỷ lệ xã phường, thị trấn vùng DTTS có thiết chế văn hóa đạt chuẩn quốc gia đạt 75,5%... 

 Khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tiếp tục được củng cố và tăng cường. Tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy trên địa bàn được đấu tranh ngăn chặn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Lãnh đạo huyện, xã, lực lượng BĐBP chụp ảnh cùng nhân dân bản Phù Khả 1 xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn trong lễ ra mắt mô hình dân vận an dân
Lãnh đạo huyện, xã, lực lượng BĐBP chụp ảnh cùng nhân dân bản Phù Khả 1 xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn trong lễ ra mắt mô hình dân vận an dân

Bước chuyển lớn nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có 1 huyện, 89 xã, 285 thôn, bản đạt chuẩn NTM; trong đó có 12 xã thuộc huyện nghèo 30a; 4 xã biên giới; 62 xã có nhiều đồng bào DTTS... Đây là thành tích nổi bật, dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM tại các xã 30a trong toàn quốc.

Đa dạng các giải pháp dân vận

Có thể thấy rõ, những năm qua, các cấp ủy chính quyền ở Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp, biện pháp tuyên truyền, vận động đến vùng đồng bào DTTS và miền núi với những cách làm sáng tạo, mới mẻ, hiệu quả.

Triển khai công tác dân vận, từ năm 2020-2023, đã có trên 70.000 đồng bào DTTS số được phổ biến, giáo dục pháp luật; 30.000 tờ gấp tuyên truyền có chủ đề “Nói không với tảo hôn” và “Nói không với hôn nhân cận huyết thống”, 770 cuốn tài liệu và 5.000 tờ gấp tuyên truyền với các nội dung về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS đã được cấp phát. Trong 3 năm qua, cấp tỉnh và các huyện đã tổ chức trên 327 lớp bồi dưỡng tập huấn về công tác dân tộc, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt...

Điều đáng quan tâm, các cấp đã phát huy tốt vai trò của đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng bản trong vùng đồng bào DTTS vào công tác dân vận, vận động. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.228 Người có uy tín, già làng, trưởng bản. Đó là những tấm gương tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động, gương mẫu đi đầu tại các bản làng để hướng dẫn nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, giải phóng mặt bằng, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu...

Những mô hình dân vận phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi nhận thức cho bà con vùng DTTS
Những mô hình dân vận phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi nhận thức cho bà con vùng DTTS

Bên cạnh đó, thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên - những người đưa “hơi thở” chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, nên nội dung tuyên truyền, vận động có nhiều đổi mới và luôn đảm bảo tốt 3 tiêu chí. Đó là nội dung thiết thực, kịp thời và phù hợp với đối tượng người nghe; bảo đảm sự cân đối giữa nội dung cơ bản và tính thời sự; nội dung có tính định hướng, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch và phản động.

 Ngoài ra, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên còn thực hiện linh hoạt phương pháp như đến từng thôn, bản hay vào từng nhà dân để trực tiếp tuyên truyền, vận động. Đó cũng là cách để nắm bắt sớm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu cho cấp ủy giải quyết kịp thời.

Các mô hình, điển hình “dân vận khéo” cũng đã được các cấp quyết liệt thực hiện. Trong năm 2022, toàn tỉnh có 4.460 mô hình, điển hình “dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có trên 250 mô hình tại các xã biên giới như hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, đồng hành với phụ nữ biên cương, “Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia”, nông dân sản xuất, kinh doanh, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc...

Nằm trong chủ trương đẩy mạnh hoạt động dân vận vùng đồng bào DTTS và miền núi sau 10 năm thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phân công các cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ xã nghèo thuộc vùng miền Tây Nghệ An, là những con số “biết nói” đầy ấn tượng.

 Đến nay, đã có 113 cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ 115 xã nghèo với tổng số tiền hơn 410 tỷ đồng; đã có 6.196 lượt người được khám chữa bệnh; 93.053 công trình giao thông, nước sạch, trường học, trạm y tế được xây dựng; 76.769 mô hình kinh tế được hỗ trợ; 2.607 lượt người được đào tạo nghề; 59.327 ngôi nhà được xây dựng; hàng trăm tỷ đồng tặng quà hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp lễ, tết…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.