Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công ty Nhiệt điện Na Dương “vượt rào” xây dựng công trình 13 ha: Thanh tra Sở Xây dựng Lạng Sơn sẽ vào cuộc xác minh

Hiếu Anh - 16:31, 05/05/2022

Ngày 22/4, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển đăng tải bài viết: Công ty Nhiệt điện Na Dương “vượt rào” xây dựng công trình 13 ha? Theo đó, Báo phản ánh, giai đoạn 2013 - 2015, Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV đã xây dựng công trình xử lý môi trường lên tới 130.000 m2 (13 ha) khi chưa được giao đất, cho thuê đất.

Phần công trình Công ty Nhiệt điện Na Dương xây dựng khi chưa được cho thuê đất
Phần công trình Công ty Nhiệt điện Na Dương xây dựng khi chưa được cho thuê đất

Sau khi báo đăng tải, phóng viên tiếp tục liên hệ với các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn. Phản hồi thông tin báo nêu, ông Nguyễn Duy Đông, Phó Giám đốc, người phát ngôn của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Nội dung báo phản ánh, mình sẽ báo cáo lại Giám đốc để giao thanh tra sở xác minh thông tin”.

Trước đó, theo thông tin bạn đọc phản ánh, giai đoạn 2013 - 2015, Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV đã xây dựng các bờ chắn xỉ và hệ thống xử lý môi trường. Công trình gồm bờ chắn, lắng xỉ số 1, dài 100 m, rộng 300 m, diện tích 30.000 m2; bờ chắn, lắng xỉ số 2 dài 150 m, rộng 200 m, diện tích 30.000 m2; bờ chắn, lắng xỉ số 3 dài 100 m, rộng 250 m, diện tích 25.000 m2; trạm và hồ xử lý nước dài 150 m, rộng 300 m, diện tích 45.000m2. Tổng diện tích là 130.000 m2 (13 ha).

Tuy nhiên, nghịch lý là Công ty đã xây dựng hệ thống lên tới 13 ha trong nhiều năm, nhưng phần diện tích này lại chưa hề được cơ quan chức năng tiến hành giao đất, hoặc cho thuê đất.

Nói về việc Công ty Nhiệt điện Na Dương xây dựng công trình khi chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Công ty Nhiệt điện Na Dương thừa nhận, về nguyên tắc phải hoàn thiện mới được đầu tư xây dựng, nhưng văn bản chuyển đi chuyển lại không nhận được câu trả lời. Do đó, để sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng xấu tới môi trường, Công ty đã tiến hành xây dựng luôn.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin tới bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.