Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cơ sở chế biến mắm tôm gây ô nhiễm môi trường: Nghi vấn hoạt động không phép

Duy Kiên - 16:53, 13/04/2020

Từ nhiều năm nay, một cơ sở chế biến mắm tôm ở thôn Đại Tài, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Nhưng UBND xã lại cho rằng, không có thẩm quyền để kiểm tra!.

Cơ sở chế biến mắm tôm Tâm Đức là một khu nhà xuống cấp, không biển hiệu.
Cơ sở chế biến mắm tôm Tâm Đức là một khu nhà xuống cấp, không biển hiệu

Theo phản ánh của người dân thôn Đại Tài, xã Nghĩa Trụ, trên địa bàn thôn có cơ sở chế biến mắm tôm Tâm Đức do bà Nguyễn Thị Hòa làm chủ cơ sở. Cơ sở này được xây dựng và đi vào hoạt động vài năm trở lại đây, trên diện tích hàng trăm m2.

Từ khi đi vào hoạt động, cơ sở này đã gây bao nỗi khổ và bức xúc cho hàng xóm láng giềng khi hằng ngày phải ngửi mùi hôi, thối của cơ sở này. Cứ vài tuần, chủ cơ sở lại rửa kho chứa mắm, muối làm cặn mắm bám dưới cống rãnh thoát nước chung của thôn, gây mất vệ sinh môi trường.

Để làm rõ những nội dung phản ánh của người dân thôn Đại Tài, chúng tôi đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Hòa, chủ cơ sở mắm tôm Tâm Đức. Tuy nhiên, khi tiếp cận với phóng viên, bà Hòa không hợp tác.

Theo quan sát của phóng viên, cơ sở chế biến mắm tôm Tâm Đức có dấu hiệu hoạt động không phép. Cơ sở này không có biển bảng; nơi sản xuất là một khu nhà xuống cấp, nằm sát mương nước bốc mùi hôi thối. Đi vào bên trong cơ sở sản xuất, chúng tôi nhận thấy, khu vực sản xuất ngổn ngang những nguyên vật liệu để sản xuất mắm tôm được để dưới sàn nhà bụi bẩn. Công nhân làm việc không có bảo hộ lao động theo quy định. Bên trong cơ sở không được bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy...

Trao đổi với ông Khương Văn Oánh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trụ, ông Oánh cho biết: Chính quyền xã đã nắm được thông tin người dân phản ánh, tuy nhiên xã không lưu giữ hồ sơ pháp lý, giấy phép hoạt động của cơ sở này. “Về thẩm quyền kiểm tra thì xã không có đủ thẩm quyền, cái này phải UBND huyện”, ông Oánh thông tin.

Đằng sau sự “mù mờ” này là gì? Câu hỏi này xin gửi tới UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.