Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gần 20 năm phải sống chung với ô nhiễm

Lê Phương - 22:48, 19/12/2019

Theo phản ánh của người dân xóm Hòn Tượng A, thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định), gần 20 năm nay họ phải sống chung với ô nhiễm môi trường, bởi 2 mỏ khai thác đá của Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite và Công ty TNHH Nam Á ngày ngày quần thảo khai thác. Không những vậy, người dân còn phải chịu đựng mùi hôi thối từ 8 trang trại với hàng nghìn con heo, trong đó có 1 trang trại của Công ty TNHH Hoàn Cầu -Granite.

Hoạt động khai thác đá của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Hoạt động khai thác đá của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

Ảnh hưởng sức khỏe vì ô nhiễm

Anh Nguyễn Văn Hoàng, người dân tại địa phương bức xúc: Từ ngày có hai mỏ đá, ngày nào người dân chúng tôi cũng phải nghe tiếng máy đào, máy khoan đục phá núi. Tiếng nổ mìn phá đá rền rền như bom nổ thời chiến, kèm theo là bụi đá phát tán ra môi trường. Mùa nắng thì bụi trắng xóa. Mùa mưa thì hóa chất làm nở đá theo nước trôi xuống nhà dân, chảy ra cánh đồng, ngấm cả vào những mạch nước, khiến cho người dân không dám dùng nước giếng.

Tương tự, bà Đào Thị Thông ở xóm Hòn Tượng A, lo lắng: Không chỉ nguồn nước bị nhiễm hóa chất, mà sợ nhất là các hồ chứa hóa chất đều nằm trên núi, còn người dân thì sống dưới chân núi. “Chẳng may các hồ này gặp sự cố thì dân chúng tôi chỉ có nước chết!”, bà Thông lo lắng.

Xác nhận về vấn đề này, ông Phan Văn Phong, Trưởng xóm Hòn Tượng A cho biết: 70 hộ dân sinh sống dưới hai mỏ đá bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, thể chất, tinh thần. Điều chúng tôi lo lắng nhất là nguồn nước sinh hoạt của người dân bị nhiễm hóa chất độc hại từ bột thuốc nổ công nghiệp. Toàn bộ nguồn nước người dân hưởng lợi từ kênh nước hồ Núi Một. Kênh đầy thì giếng nước đầy. Kênh khô thì giếng khô. Nước thải ngấm vào giếng nước thì người dân dùng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài hai mỏ đá, người dân nơi đây phải hứng chịu thêm nỗi thống khổ từ các trang trại nuôi heo. “Các trang trại nuôi heo xả thải nước phân gây mùi hôi thối, dân cứ đến gặp tôi kiến nghị hoài. Các trại heo đầy bọt, đầy hầm chứa rồi chủ trại xả trộm, nước chảy xuống khu dân cư, người dân không chịu nổi”, ông Phong cho biết thêm.

Cần sớm giải quyết

Làm việc với báo chí về vấn đề ô nhiễm tại địa phương, ông Phan Ngọc Hùng, Phó Bí thư xã, Chủ tịch HĐND xã Nhơn Tân cho biết: Qua tiếp xúc cử tri, bà con ý kiến nhiều lần. Địa phương cũng đã kiến nghị, chuyển tải thông tin đến các cơ quan chức năng. “Mới đây, các sở, ngành cũng về kiểm tra, mời các hộ chăn nuôi cam kết. Tuy nhiên, việc kiểm tra giám sát của chính quyền gặp khá nhiều khó khăn. Các hộ chăn nuôi thường lợi dụng ban đêm để xả thải. Còn với các mỏ đá, chính quyền cũng đi kiểm tra nhiều lần nhưng… lại không phát hiện được việc xả thải”, ông Hùng cho hay.

Ông Phan Ngọc Hùng cũng cho biết nhiều năm nay, mặc dù hai mỏ đá khai thác tại địa phương, nhưng địa phương chưa được hưởng lợi bằng các công trình xây dựng phúc lợi, dân sinh nào từ các doanh nghiệp khai thác đá này.

Qua tìm hiểu tại địa phương được biết, không chỉ để lại nhiều hệ lụy cho môi trường, hoạt động khai thác đá tại đây còn có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của hồ thủy lợi Núi Một và Khu di tích lịch cách mạng An Trường. Do đó, rất mong các ngành chức năng kiểm tra hoạt động xả thải của các mỏ đá cũng như của các trang trại nuôi heo để bảo đảm môi trường cho người dân. Đồng thời, cũng nên kiểm tra, đánh giá đầy đủ những tác động của việc khai thác đá đến an toàn hồ đập, tránh hậu quả đáng tiếc. 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.