Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiên Giang nỗ lực khắc phục ô nhiễm môi trường

Trương Anh Sáng - 21:08, 08/02/2020

Mỗi ngày tổng lượng nước thải công nghiệp thải ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trên 29.000m3, tổng lượng nước thải chăn nuôi thải ra trên 80.270m3/ngày/đêm. Trung bình mỗi ngày, nước thải sinh hoạt thải ra trên địa bàn tỉnh khoảng 153.326,44m3. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị thải ra mỗi ngày khoảng 450,07 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt khoảng 89,35%. Tỷ lệ xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh mới đạt 38,43%.

Một buổi truyền thông về bảo vệ môi trường của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Một buổi truyền thông về bảo vệ môi trường của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Chưa bảo đảm quy chuẩn về môi trường

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, các khu đô thị (KĐT) và khu dân cư nông thôn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên phần lớn lượng nước thải được thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch và cống thoát nước chung gây ô nhiễm môi trường. Mỗi ngày tổng lượng nước thải công nghiệp thải ra trên địa bàn tỉnh trên 29.000m3 và tổng lượng nước thải chăn nuôi thải ra trên 80.270m3/ngày/đêm. Trung bình mỗi ngày, nước thải sinh hoạt thải ra trên địa bàn tỉnh khoảng 153.326,44m3, trong đó nước thải sinh hoạt đô thị là 52.197,32m3 và nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh 101.129,12m3.

Ngoài ra, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị thải ra mỗi ngày khoảng 450,07 tấn/ngày (đã tính lượng rác thải do khách du lịch trên địa bàn huyện Phú Quốc). Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt khoảng 89,35%. Tỷ lệ xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh mới đạt 38,43%. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là 440,05 tấn/ngày; số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom 118,14 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 26,85%. Rác thải tại các bãi chôn lấp đã và đang gây ô nhiễm môi trường do chưa được xử lý triệt để và còn chậm do chưa có nguồn kinh phí thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh. Hai nhà máy này chưa bảo đảm xử lý đạt công suất và tiến độ dự án đầu tư, tỉnh đã có chủ trương thu hồi. Các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh đều có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhưng các bãi chôn lấp này đều không đảm bảo quy chuẩn về môi trường.

Nỗ lực bảo vệ môi trường

Để công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) của tỉnh tốt hơn, khắc phục và ngăn chặn có hiệu quả ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bảo đảm mục tiêu phát triển KT-XH hài hòa với BVMT, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phổ biến các văn bản pháp luật về BVMT cho các cán bộ phụ trách môi trường các cấp thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường; theo dõi, giám sát chặt chẽ việc kê khai, thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Đầu tư hệ thống nhân lực, trang thiết bị quan trắc đáp ứng yêu cầu về nội dung, tần suất, quản lý số liệu theo quy định. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình BVMT.

Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính và ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiếp cận với các công nghệ mới và các nguồn vốn vay ưu đãi để xử lý ô nhiễm. Hỗ trợ kinh phí, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường cho tỉnh để thực hiện các dự án xử lý chất thải và khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.