Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công ty Hòa Phát Phú Thọ: Chưa thực hiện cam kết giải quyết dứt điểm về môi trường

Tuấn Trình - 22:55, 19/12/2019

Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển có đăng tải các bài viết phản ánh trại gà của Công ty Hòa Phát Phú Thọ gây ô nhiễm tại khu vực xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Sau khi báo đăng tải, cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc, thế nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhiều người dân bức xúc.


Việc kiểm tra ngẫu nhiên bằng máy xúc nơi trước đây là các hố phân vẫn phát hiện một lượng lớn phân gà tươi được chôn lấp ở độ sâu 2 - 3m
Việc kiểm tra ngẫu nhiên bằng máy xúc nơi trước đây là các hố phân vẫn phát hiện một lượng lớn phân gà tươi được chôn lấp ở độ sâu 2 - 3m

Cụ thể, theo biên bản làm việc của Công ty Hòa Phát Phú Thọ với người dân xã Đồng Lương ngày 2/11/2019, đại diện của Công ty là ông Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc đã cam kết với người dân sẽ xử lý xong số lượng phân tồn đọng lưu chứa trái phép trong các hố tại khuôn viên Công ty (ước tính 3.000 tấn) trong thời hạn 40 ngày.

Thế nhưng, ngày 12/12, khi đại diện người dân cùng chính quyền xã thực hiện việc kiểm tra, giám sát cho thấy kết quả chưa thực sự khả quan. Mặc dù, Công ty báo cáo là đã lắp đặt thêm hệ thống quạt có công suất lớn, nhưng khu vực nhà xử lý phân mùi hôi thối vẫn bốc lên nồng nặc. Lượng khí thải lớn sinh ra từ khối lượng phân khổng lồ, 50 - 60 tấn mỗi ngày. Hằng đêm, Công ty mở cửa, xả mùi, xả khí độc cho thoát ra ngoài. Mùi hôi thối phát tán phạm vi 3 - 5km, khiến nhiều người dân khốn đốn.

Mặc dù, Công ty cho rằng đã đầu tư hệ thống dây chuyền xử lý hàng chục tỷ đồng, nhưng bên trong nhà xử lý phân không có dấu hiệu của một dây chuyền nào, chỉ có 1 máy trộn dùng để trộn phân gà tươi với trấu, cám cưa, xỉ than và các chế phẩm sinh học để thành “phân hữu cơ”. Tại thời điểm đại diện người dân tiến hành giám sát, phía Công ty không chứng minh được “dây chuyền xử lý hiện đại” như đã phát ngôn trước đó.

Cuối buổi giám sát, với sự chứng kiến của Chủ tịch UBND xã và đại diện các ban, ngành của xã Đồng Lương, các phòng ban chuyên môn của huyện Cẩm Khê, ông Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc Công ty đã đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với người dân.  

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.