Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Thọ: Người dân khốn khổ vì trại gà gây ô nhiễm

Anh Trình - 10:10, 25/09/2019

Đầu năm 2018, Công ty TNHH MTV Gia cầm Hoà Phát Phú Thọ thuộc Tập đoàn Hoà Phát (Công ty Hoà Phát) về mở trại gà tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Ban đầu, người dân rất vui mừng vì họ nghĩ, đây là cơ hội để phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho bà con. Thế nhưng, niềm vui chẳng được bao lâu thì tình trạng ô nhiễm do trại gà gây ra đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của họ.

Phú Thọ: Người dân khốn khổ vì trại gà gây ô nhiễm

Người dân tập trung trước Cổng trại gà để phản đối.

Đi ngủ vẫn phải bịt khẩu trang

Thời gian vừa qua, người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị với xã, xã báo lên huyện. Theo đó, nhiều đoàn kiểm tra về làm việc, biên bản được lập, doanh nghiệp thừa nhận, cam kết sẽ khắc phục nhưng đến nay tình trạng vẫn chưa được xử lý.

Bà Nguyễn Thị Khang (khu 16), đưa đứa cháu nhỏ bịt kín khẩu trang ra tận cổng trại gà để phản đối. Bà Khang bức xúc: “Chúng tôi đã phải chịu đựng cảnh này hơn 1 năm nay rồi. Vào buổi sáng sớm hay chiều muộn thì không thể chịu nổi. Tất cả các hộ dân sống ở đây muốn ăn cơm ngon miệng, xem tivi thoải mái thì đều phải mắc màn, bởi ruồi, muỗi nhiều lắm phun thuốc cũng không xuể”.

Người được bà con tin tưởng, đứng ra đại diện gửi đơn đến các cấp chính quyền thời gian vừa qua là ông Hà Minh Dụ. Chia sẻ với chúng tôi, ông lắc đầu ngán ngẩm: “Chúng tôi đã gửi rất nhiều đơn thư lên các cấp chính quyền nhưng hơn 1 năm nay vẫn chưa được giải quyết”.

Người dân tập trung trước Cổng trại gà để phản đối.
Người dân tập trung trước Cổng trại gà để phản đối.

Chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Ngọc (75 tuổi, khu 16), ngôi nhà sạch sẽ, khang trang nhưng luôn “cửa kín then cài”. Nói chuyện với chúng tôi nhưng bà Ngọc không quên dùng vỉ đập ruồi, bà Ngọc nói: “Uống chén nước cũng mất ngon. Từ ngày Công ty Hoà Phát về đây nuôi gà, ruồi nhặng kéo về như vãi đỗ. Những hôm trời nồm, mùi hôi gắt nồng đến nhức đầu, dọn mâm cơm ra mà không nuốt nổi. Những ngày xuôi gió mùi phân gà xộc lên khiến người dân đi ngủ vẫn phải bịt khẩu trang”.

Không chỉ ô nhiễm không khí, người dân khu 16 còn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Ông Bùi Quang Thức, Trưởng khu 16, cho hay hiện nay người dân khu 16 đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, giếng khoan của các gia đình dần bị cạn kiệt, nguy hại hơn là chất thải của gà tích tụ khi gặp mưa sẽ chảy ra ao, ra hồ khi đó sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm. Gần đây rất nhiều hộ gia đình phản ánh cá trong ao chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, nhiều đời nay người dân xã Đồng Lương sống dựa vào nghề nuôi tằm. Gần đây, nhiều hộ nuôi tằm cũng phản ánh liên tục có hiện tượng tằm chết hàng loạt nghi do tình trạng ô nhiễm từ trại nuôi gà gây nên.

Cần sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm

Sau khi kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH MTV Gia cầm Hoà Phát Phú Thọ, ngày 16/11/2018, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định xử phạt 70 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính: “Thực hiện không đúng một trong các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

Ông Vi Tiến Cường, Chủ tịch UBND xã Đồng Lương cho hay, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm, chính quyền xã cũng đã báo cáo lên huyện, lập đoàn kiểm tra. Về phía Công ty cũng đã cam kết khắc phục, xử lý. Tuy nhiên đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Gần đây, người dân khu Vạn Thắng, xã Đồng Lương phản ánh tình trạng ô nhiễm khiến cá trong ao của nhiều hộ chết hàng loạt. Ngay lập tức, UBND xã đã có buổi làm việc với Công ty Hoà Phát về tình hình xử lý phân gà của Công ty.

Đại diện Công ty là ông Phạm Ngọc Chính, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính có thừa nhận với truyền thông rằng: Từ ngày 15/3/2018, Công ty đã tiến hành chăn nuôi gà thương phẩm đẻ trứng với số lượng 246.000 con. Lượng phân gà thải ra khoảng 5-6 tấn/ngày. Hiện tại Công ty chưa có khu xử lý phân gà mà chứa ở khu vực phía ngoài chuồng nuôi có mái che bằng tôn, không có tường, vách ngăn xung quanh và để cả ra khu vực đất trống ngoài trời với số lượng rất lớn, bên dưới có một ao nhỏ chứa nước thải. Phân tươi không được xử lý tạo mùi hôi thối, khó chịu, lượng ruồi, muỗi rất nhiều!

Có thể nói việc doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh sản xuất được địa phương ủng hộ, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Do đó, đề nghị các cơ quan chức năng huyện Cẩm Khê cần sớm vào cuộc giải quyết dứt điểm tình trạng này để ổn định cuộc sống của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.