Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

    Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

    Chuyên đề - 06:44, 23/11/2023

    Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.
  • Cô bé người Ba Na làm “đôi chân” cho bạn đến trường

    Cô bé người Ba Na làm “đôi chân” cho bạn đến trường

    Chuyên đề - 06:29, 23/11/2023

    Dù mới học lớp 1, cơ thể nhỏ thó… nhưng Y Juyên tình nguyện làm “đôi chân” cho cậu bạn cùng làng đến trường học chữ. Đó là tấm gương sáng giàu nghị lực vượt khó, là hình ảnh về một tình bạn đẹp của hai học trò người Ba Na.
  • Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

    Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

    Chuyên đề - 06:17, 23/11/2023

    Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
  • Quảng Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền vận động để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

    Quảng Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền vận động để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

    Chuyên đề - 05:57, 23/11/2023

    Khu vực miền núi Quảng Nam gồm 9 huyện: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào DTTS. Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tích cực triển khai các chính sách dân tộc, làm thay đổi tích cực diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • "Bóng cả" trên ngàn

    Chuyên đề - 05:42, 23/11/2023

    Ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, bà con người Rơ Măm tin yêu già làng A Ngốc lắm. Bởi ông không chỉ giúp họ chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng đời sống ngày càng phát triển.
  • Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Như Thanh: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã miền núi đặc biệt khó khăn

    Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Như Thanh: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã miền núi đặc biệt khó khăn

    Chuyên đề - 05:37, 23/11/2023

    Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi (Chương trình MTQG 1719), công tác chỉ đạo sát sao, đúng hướng của Đảng bộ và chính quyền; sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, cơ sở hạ tầng của các xã, các bản làng khó khăn trên địa bàn Như Thanh đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới nơi vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển.
  • Đồng bào Dao giữ nghề thuốc Nam truyền thống

    Đồng bào Dao giữ nghề thuốc Nam truyền thống

    Chuyên đề - 05:29, 23/11/2023

    Với kho tàng kiến thức phong phú về các loại dược liệu phương Nam, từ lâu nghề bốc thuốc chữa bệnh đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào người Dao quần chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. Cùng với kinh nghiệm làm thuốc gia truyền, hiện nay, con em đồng bào ở đây đã tích cực theo học các lớp về Đông y để bổ sung những kiến thức mới; mở rộng quy mô, tổ chức theo mô hình hợp tác xã để đưa nghề truyền thống lên một tầm cao mới.
  • Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Dân làng xem cồng chiêng là báu vật (Bài 1)

    Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Dân làng xem cồng chiêng là báu vật (Bài 1)

    Chuyên đề - 05:21, 23/11/2023

    Một trong những di sản quý giá được đồng bào Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đặc biệt giữ gìn bao đời nay, là cồng chiêng. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về cõi A tâu và trong cả các lễ hội quan trọng của buôn làng. Cồng chiêng trở thành nét văn hoá đặc trưng, quý giá và đầy sức quyến rũ của vùng đất đỏ cao nguyên. Đồng bào Ba Na, Gia Rai... xem cồng chiêng như máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng.
  • Áp dụng thành công 2 phương pháp cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

    Áp dụng thành công 2 phương pháp cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

    Chuyên đề - 05:07, 23/11/2023

    Với những phương pháp điều trị hiệu quả, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã và đang giúp hàng nghìn bệnh nhân trong nước và quốc tế cai nghiện thuốc lá thành công.
  • Những chính sách làm đổi thay vùng biên Hướng Hoá

    Những chính sách làm đổi thay vùng biên Hướng Hoá

    Chuyên đề - 05:06, 23/11/2023

    Chương trình 134, 135… của Chính phủ đã khắc sâu vào tâm trí đồng bào các DTTS ở nước ta, bởi hiệu quả thiết thực, giá trị nhân văn cao cả. Không chỉ giảm hộ nghèo, chương trình, chính sách dân tộc còn hướng tới mục tiêu giúp đồng bào vươn lên làm giàu. Thời điểm hiện tại, các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang thực hiện đã tác động tích cực, toàn diện lên đời sống của đồng bào DTTS trên toàn quốc, trong đó có đồng bào DTTS ở Hướng Hoá (Quảng Trị), làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS nơi đây.