Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Chí - 3 giờ trước

Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Việc triển khai hỗ trợ đất ở đã giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi xây dựng nhà ở khang trang và ổn định cuộc sống
Việc triển khai hỗ trợ đất ở đã giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi xây dựng nhà ở khang trang và ổn định cuộc sống

Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở thôn, xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2017 - 2020, huyện Ngọc Hồi đã hỗ trợ cho 179 hộ thiếu đất ở, 21 hộ thiếu đất sản xuất, 215 hộ thiếu nước sinh hoạt và 29 hộ chuyển đổi nghề.

Riêng thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), từ năm 2021 đến nay, huyện Ngọc Hồi đã hỗ trợ, giải quyết đất ở cho 3 hộ, nhà ở cho 8 hộ, đất sản xuất cho 16 hộ, chuyển đổi nghề cho 127 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 158 hộ và 1 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS trên địa bàn xã Đắk Ang.

Huyện Ngọc Hồi phấn đấu đến năm 2029 có100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất
Huyện Ngọc Hồi phấn đấu đến năm 2029, 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Huyện Ngọc Hồi có 9.038 hộ DTTS. Đến nay, 99,97% hộ có đất ở; 99,96% hộ có đất sản xuất; tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97%. Để đạt mục tiêu đến năm 2029 có 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất và được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, huyện Ngọc Hồi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện Chương trình MTQG 1719; triển khai các thủ tục hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đảm bảo đúng quy định, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS. 

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.