Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Phát huy nội lực từ cộng đồng (Bài cuối)

Lê Tuấn - 15:59, 03/11/2024

Khi được thông qua, Nghị quyết về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, để giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, các địa phương và đồng bào các dân tộc phải quán triệt phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm”.

BCĐ- Loạt 3 bài CĐ BDT Cao Bằng) Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Phát huy nội lực từ cộng đồng ( Bài cuối)
Cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng khảo sát hiện trạng xen lẫn, xen kẹp đất nông nghiệp, đất sản xuất của người dân đã canh tác sử dụng từ lâu trong khu vực Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, thuộc địa phận xóm Pù Vài, xóm Bành Tổng, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình tháng 9/2023)

Xác lập căn cứ pháp lý

Hiện tỉnh Cao Bằng đang tổ chức triển khai nhiều quy định mới của Luật Đất đai (sửa đổi) 2024. Trong đó đáng chú ý là việc cụ thể hóa Khoản 6, Điều 16 của Luật: “UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách của địa phương về đất đai đối với đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tổ chức thực hiện”.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; thực hiện kết luận của Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê tại Phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 7/2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS sinh sống tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (gọi tắt là Dự thảo Nghị quyết).

“Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Nghị quyết, gửi xin ý kiến của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, các sở, ngành, địa phương và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để lấy ý kiến rộng rãi; đồng thời đã giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý, chỉnh sửa Dự thảo Nghị quyết trình UBND tỉnh”, ông Hùng cho biết.

Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Cao Bằng đã trình HĐND tỉnh Dự thảo Nghị quyết tại Tờ trình số 2722/TTr-UBND. Khi được thông qua, Nghị quyết về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS là bước cụ thể hóa quy định của Luật Đất đai (sửa đổi); đồng thời sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh.

“Nghị quyết là căn cứ để UBND tỉnh tổ chức triển khai công tác hỗ trợ đất đai cho đồng bào DTTS sinh sống tại vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2024 và thực tiễn điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nghèo từng bước nâng cao đời sống và thoát nghèo”, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng Bế Văn Hùng cho biết.

Theo ông Hùng, Dự thảo Nghị quyết có 04 nội dung cơ bản là: Chính sách hỗ trợ đất đai lần đầu; chính sách hỗ trợ đất đai để bảo đảm ổn định cuộc sống; quỹ đất để thực hiện chính sách về đất đai; các trường hợp không được hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào DTTS; nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai. Các chính sách được xây dựng trên cơ sở quy định tại Điều 16 của Luật Đất đai 2024, được hướng dẫn thi hành tại Điều 8 của Nghị định 102/2024/NĐ-CP và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

BCĐ- Loạt 3 bài CĐ BDT Cao Bằng) Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Phát huy nội lực từ cộng đồng ( Bài cuối) 1
Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm” là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững ở Cao Bằng. (Trong ảnh: Từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo ở xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc đã phát triển kinh tế gia đình trồng dâu nuôi tằm)

Khơi dậy ý chí tự lực

Trong Dự thảo Nghị quyết, chính sách hỗ trợ đất ở lần đầu là một trong những nội dung đáng chú ý. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết quy định, trường hợp không có đất ở thì được giao đất ở, hoặc được công nhận quyền sử dụng đất ở, hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh và được miễn tiền sử dụng đất.

Còn với trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất thì được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh và được miễn tiền sử dụng đất. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà vượt hạn mức giao đất ở thì phần diện tích vượt hạn mức phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp.

Đối với hỗ trợ đất nông nghiệp, theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, ông Bế Văn Hùng, trường hợp không có đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức không thu tiền sử dụng đất.

Đặc biệt, trong Dự thảo Nghị quyết có chính sách hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở. Theo đó, cá nhân là người DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở trên địa bàn sinh sống thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư để sản xuất phi nông nghiệp thì được Nhà nước cho thuê đất và miễn tiền thuê đất.

“Còn cá nhân là người DTTS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở trên địa bàn sinh sống không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn ưu đãi đầu tư để sản xuất phi nông nghiệp thì được Nhà nước cho thuê đất và giảm 50% tiền thuê đất”, ông Hùng cho biết.

Những chính sách được quy định trong Dự thảo Nghị quyết mang tính dài hạn, theo định hướng đầu tư phát triển nhằm khai thác lợi thế của vùng, giữ ổn định đất đai. Khi được thông qua, đây sẽ làm căn cứ để công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được triển khai thuận lợi hơn, không còn là giải pháp tình thế trong thực hiện mục tiêu bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, ông Bế Văn Hùng, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính dẫn dắt, còn cốt yếu vẫn là phải phát huy nội lực từ cộng đồng, từ chính các hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách. Để giải quyết nhu cầu về đất ở, đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh thì các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm”; phát huy mạnh mẽ nội lực của người dân, khơi dậy ý chí tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.

Trong Dự thảo Nghị quyết quy định, qũy đất để thực hiện chính sách về đất đai được bố trí từ qũy đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý trên địa bàn toàn tỉnh hoặc quỹ đất thu hồi thuộc các dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS theo quy định tại Khoản 29, Điều 79 của Luật Đất đai 2024.

Tin cùng chuyên mục
Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận: Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS

Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận: Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS

Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận là một trong những cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã huy động các nguồn lực xã hội chăm lo dạy tốt, động viên học sinh thi đua học tốt. Nhiều học sinh tốt nghiệp từ Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận tiếp tục học lên đại học, các bậc học cao hơn và trở thành cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.