Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Linh hoạt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân

Sơn Lâm - Lê An - 17:14, 29/10/2024

Sáng 29/10/2024, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chủ trì phát biểu tại cuộc họp, ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện hỗ trợ XNT, NDN đề nghị: Các ngành tham mưu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thống nhất tư tưởng chỉ đạo, linh hoạt trong cách xử lý, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình XNT, NDN.

(BCĐ- Tin CĐ BDT Cao Bằng) Cao Bằng: Cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân
Ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát chủ trì cuộc họp

Theo thông tin của BCĐ, từ ngày 14/10 - 26/10, tỉnh thành lập 9 đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hỗ trợ XNT, NDN tại các huyện: Thạch An, Hà Quảng, Quảng Hòa, Hòa An, Nguyên Bình, Hạ Lang, Bảo Lâm, Bảo Lạc và Trùng Khánh. Kết quả kiểm tra cho thấy, đến nay, toàn tỉnh có 8.799 hộ được hỗ trợ XNT, NDN, với tổng kinh phí 341 tỷ 113 triệu đồng. Trong năm, thực hiện giải ngân được 3.206/7.121 hộ, đạt 45% chỉ tiêu kế hoạch, với tổng vốn giải ngân từ các nguồn đạt 107 tỷ 680 triệu đồng.

Kiểm tra thực tế tại 214 nhà cho thấy, các huyện đã quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành tương đối đầy đủ các văn bản chỉ đạo thực hiện. Đa số người dân có tinh thần chủ động tự lực, tự cường, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau; kinh phí làm nhà nhiều hơn so với số kinh phí được hỗ trợ, nhiều nhà sau khi hoàn thành trị giá trên 200 triệu đồng, có nhà lên đến 600 triệu đồng. Việc huy động xã hội hóa nguồn lực được thực hiện tương đối tốt, tiêu biểu như các huyện: Bảo Lâm, Hoà An, Hạ Lang. Chất lượng nhà hoàn thành đảm bảo theo tiêu chí “3 cứng”, vượt diện tích tối thiểu và thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đa số các huyện đều vướng mắc về đất đai, việc chỉ đạo giải quyết chưa được quyết liệt, sâu sát, chỉ dừng ở mức độ tổng hợp những khó khăn, vướng mắc nhưng chưa đưa ra được biện pháp, giải pháp giải quyết cụ thể; việc nghiệm thu hoàn thành chưa được kịp thời, còn nhiều nhà đã làm xong lâu nhưng chưa thực hiện nghiệm thu, chưa thanh toán, dẫn đến giải ngân đạt thấp; việc bám nắm cơ sở của cán bộ, công chức được phân công phụ trách tại một số địa phương chưa sâu sát, chưa thường xuyên liên tục; công tác quản lý hồ sơ lưu trữ chưa được cấp xã quan tâm, nhiều hồ sơ chưa hợp lệ; một số ít hộ đã sửa chữa nhà và nghiệm thu nhưng chưa đảm bảo tiêu chí “3 cứng” theo quy định...

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích về những kết quả đạt được trong công tác thực hiện hỗ trợ XNT, NDN; thống nhất định hướng giải quyết một số khó khăn, vướng mắc (chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai) của các địa phương trong triển khai chương trình sau khi kiểm tra.

(BCĐ- Tin CĐ BDT Cao Bằng) Cao Bằng: Cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân 1
Ông Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên BCĐ thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Cao Bằng

Tại cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Triệu Đình Lê phát biểu đề nghị: Các ngành tham mưu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thống nhất tư tưởng chỉ đạo, linh hoạt trong cách xử lý, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chủ động phối hợp với địa phương nghiên cứu, phân loại, đề xuất, tháo gỡ những vướng mắc về đất đai (đất rừng, đất nông nghiệp, quy hoạch đất đai); hành lang giao thông; khó khăn về phí, thuế; đối tượng được hỗ trợ; tổ chức thực hiện, chất lượng, tiến độ xây dựng các công trình; quản lý hồ sơ lưu trữ... về cơ bản cần phải tháo gỡ vướng mắc nhiều nhất có thể, làm căn cứ để hoàn thiện hồ sơ, cung cấp cho các nhà tài trợ.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân, không cầu toàn; đối với các trường hợp không có vướng mắc về đất đai, không cần chờ hoàn tất các thủ tục mới thực hiện giải ngân, mới cho xây dựng nhà. Tiếp tục thực hiện định mức hỗ trợ đã quy định, đối với sửa chữa nhà ở mỗi tiêu chí 10 triệu đồng, hỗ trợ thực hiện xây mới 44 triệu đồng. Các địa phương thực hiện rà soát lại và chịu trách nhiệm với những số liệu đã báo cáo, bổ sung danh sách những hộ mới phát sinh để thực hiện trong giai đoạn sau.

Giao cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy chủ trì tổng hợp, đề xuất của các ngành tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nắm những vấn đề cần tháo gỡ, xử lý để có hướng giải quyết hiệu quả, sát với tình hình thực tế. Qua đó, đạt được mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh thực hiện, đảm bảo tiến độ giải ngân hỗ trợ XNT, NDN theo chỉ tiêu, tiến độ được giao.


Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.