Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Dân tộc

  • “Ngân hàng dê” giúp thanh niên nghèo ở Chiềng Khương vượt khó

    “Ngân hàng dê” giúp thanh niên nghèo ở Chiềng Khương vượt khó

    Ủy ban Dân tộc - 12:03, 06/11/2022

    “Ngân hàng dê” là mô hình ý nghĩa của chương trình phối hợp giữa Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nhằm hỗ trợ đoàn viên, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mô hình xuất phát từ nhu cầu thực tế đã thực sự đem lại hiệu quả khi hỗ trợ nhiều gia đình đoàn viên trẻ ổn định cuộc sống, từ đó có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
  • Hòa giải viên Nay Kai “khéo việc buôn, giỏi việc nhà”

    Hòa giải viên Nay Kai “khéo việc buôn, giỏi việc nhà”

    Ủy ban Dân tộc - 11:53, 06/11/2022

    Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chính sách hỗ trợ phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai có hiệu quả tại các địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để giúp đồng bào hiểu và tuân thủ pháp luật, không thể không nhắc đến vai trò của các hòa giải viên tại cơ sở. Ông Nay Kai ở Bôn Hiao (xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa, Gia Lai) là một điển hình như vậy.
  • Nghệ nhân Chom và niềm đam mê “pí pặp”

    Nghệ nhân Chom và niềm đam mê “pí pặp”

    Ủy ban Dân tộc - 11:44, 06/11/2022

    Trong tiết trời se lạnh những ngày đầu Đông, chúng tôi đến thăm nghệ nhân Lèo Văn Chom, bản Thộ (Chiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La). Năm nay đã 73 tuổi nhưng ông Lèo Văn Chom vẫn say mê "pí pặp" - một loại nhạc cụ dân tộc Thái. Ông Chom bảo, Cộng đồng người Thái ở Sơn La đã gửi gắm vào loại nhạc cụ này tinh thần lạc quan và những triết lý sống của dân tộc mình. Đây cũng là loại nhạc cụ có vai trò quan trọng và linh thiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái.
  • Những “thủ lĩnh” miền biên viễn xứ Nghệ: “Sứ giả” của tình yêu văn hóa dân tộc (Bài 4)

    Những “thủ lĩnh” miền biên viễn xứ Nghệ: “Sứ giả” của tình yêu văn hóa dân tộc (Bài 4)

    Ủy ban Dân tộc - 07:35, 06/11/2022

    Bằng tình yêu và trách nhiệm của bản thân, văn hóa dân tộc như nhạc cụ, trang phục, bài hát, chữ viết và phong tục tập quán của đồng bào đã được những Người có uy tín gìn giữ, bảo tồn, phát huy. Ngày qua ngày, họ như những ”sứ giả” lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc đến mỗi người dân.
  • Thúc đẩy xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo: Lợi ích “kép” (Bài 2)

    Thúc đẩy xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo: Lợi ích “kép” (Bài 2)

    Ủy ban Dân tộc - 07:16, 06/11/2022

    Đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, không chỉ giúp lao động người DTTS có thu nhập mà còn có điều kiện để nâng cao trình độ, tiếp cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Lực lượng lao động này sau khi về nước cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • Những việc làm vì cộng đồng của Người có uy tín ở Quảng Ninh: Tiên phong trồng rừng gỗ lớn (Bài 1)

    Những việc làm vì cộng đồng của Người có uy tín ở Quảng Ninh: Tiên phong trồng rừng gỗ lớn (Bài 1)

    Ủy ban Dân tộc - 06:05, 06/11/2022

    Đã nhiều năm qua, từ uy tín và tinh thần trách nhiệm của mình, ông Chíu Sồi Thoòng - già làng, Người có uy tín ở thôn Tầu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh luôn được bà con tin tưởng, coi trọng. Đặc biệt, ông là người tiên phong thực hiện và vận động Nhân dân trong thôn tham gia trồng rừng gỗ lớn , góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Mô hình

    Lang Chánh (Thanh Hóa): Mô hình "Dân vận khéo" góp phần đưa nhiều xã nghèo phát triển

    Ủy ban Dân tộc - 16:36, 05/11/2022

    Nhằm vận động Nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể triển khai hiệu quả nhiều mô hình “dân vận khéo”, qua đó tạo sự đồng thuận của người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • Vai trò của Người có uy tín - Nhìn từ góc độ nêu gương: Tiếp tục phát huy vai trò trong giai đoạn mới (Bài 4)

    Vai trò của Người có uy tín - Nhìn từ góc độ nêu gương: Tiếp tục phát huy vai trò trong giai đoạn mới (Bài 4)

    Ủy ban Dân tộc - 16:19, 05/11/2022

    Với những đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, đặc biệt là trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín nhằm kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện và qua 2 lần sửa đổi, chính sách dành cho Người có uy tín cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn mới.
  • Cái chữ của thầy Vương ở làng Công Tơ Rang

    Cái chữ của thầy Vương ở làng Công Tơ Rang

    Ủy ban Dân tộc - 14:40, 05/11/2022

    Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các em học sinh DTTS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện đi học nội trú và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã trở thành tri thức trẻ, trở về phục vụ trên chính quê hương mình. Thầy Hồ Văn Vương (SN 1969), người Bhnoong (thuộc dân tộc Gié Triêng) ở làng Công Tơ Rang, xã Phước Công, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) là một điển hình như vậy.
  • Người thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào Mông ở Làng Un

    Người thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào Mông ở Làng Un

    Ủy ban Dân tộc - 14:28, 05/11/2022

    Luôn đau đáu tìm giải pháp để giúp đồng bào có cuộc sống ấm no, anh Vàng Seo Dũng , Làng Un xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm để bà con làm theo. Nhờ đó, cuộc sống của người Mông nơi đây bớt nhọc nhằn hơn, no ấm hơn.