Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chương trình MTQG cần được bố trí đủ vốn theo đúng tinh thần các nghị quyết của Quốc hội

Minh Thu - 13:08, 14/09/2021

Đó là ý kiến của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Chương trình MTQG) tại buổi làm việc với các bộ, ngành thống nhất một số nội dung liên quan đến Chương trình MTQG diễn ra ngày 14/9/2021.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh phát biểu tại cuộc họp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh phát biểu tại cuộc họp

Tham dự buổi làm việc có đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện các bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG. Về phía UBDT có đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG, các vụ: Kế hoạch - Tài chính, Chính sách Dân tộc, Tổng hợp, Văn phòng UBDT.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước về Chương trình MTQG với 4 điểm: Quyết định đầu tư Chương trình; giao Bộ Tài chính cân đối vốn chi thường xuyên; giao Ngân hàng Nhà nước đề xuất cấp có thẩm quyền, bảo đảm huy động đủ vốn tín dụng chính sách, bố trí nguồn vốn trung hạn; giao UBDT tiếp tục rà soát, thực hiện các nội dung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp, huy động nguồn vốn bổ sung cho Chương trình.

Đối với Chương trình MTQG, Văn phòng Chính phủ yêu cầu làm rõ về căn cứ xác định mức vốn cho từng nội dung và cả Chương trình; cơ cấu vốn đầu tư và nguồn vốn chi thường xuyên; cân đối vốn chi thường xuyên thực hiện Chương trình; vốn tín dụng chính sách; việc bổ sung và huy động nguồn vốn huy động ODA để xây dựng cầu dân sinh; việc chăm sóc sức khỏe Nhân dân và nâng cao thể trạng người dân (mua thẻ BHYT và phụ cấp cho cán bộ y tế tiêm chủng ngoại trạm); công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và MN.

Đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành Trung ương cơ bản đồng tình với Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG. Đồng thời, trao đổi làm rõ thêm về cơ cấu nguồn vốn của Chương trình MTQG; những khó khăn trong việc huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội phục vụ cho Chương trình như:  Việc không phát hành được trái phiếu; tính thanh khoản trong việc huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn; việc huy động trái phiếu Chính phủ và việc huy động vốn từ các nguồn khác; những căn cứ pháp lý trong việc sử dụng vốn đầu tư công, đảm bảo đúng luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn cho địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ cơ cấu và nguồn vốn ngân sách Trung ương giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Đồng thời, các đại biểu cơ bản đồng tình và bày tỏ mong muốn Chương trình MTQG sớm được triển khai.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho biết UBDT sẽ cùng Văn phòng Chính phủ tiếp tục công tác phối hợp, tìm sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng nguồn vốn của Chương trình MTQG cần được bố trí đủ theo đúng tinh thần các nghị quyết của Quốc hội, xuất phát từ thực tiễn, đảm bảo theo luật, đảm bảo tính khả thi, tính đặc thù. Bộ trưởng Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn các bộ ngành đồng tình, phối hợp chặt chẽ với UBDT, từ đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG tiếp thu các y kiến, có các giải đáp, giải trình, làm cơ sở báo cáo các Phó Thủ tướng Chính phủ, trình Hội đồng thẩm định Nhà nước trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ Quyết định, đảm bảo thuận lợi trong quá trình triển khai.


Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận