Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tại Đông Anh: Trợ lực cho các chủ thể

Mai Hương - 14:30, 12/08/2022

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của UBND TP Hà Nội, huyện Đông Anh đã ban hành Đề án riêng, bố trí nguồn lực hàng năm để trợ lực chủ thể hoàn thiện, phát triển sản phẩm. Qua đó, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, hàng hoá của địa phương.

Huyện Đông Anh đi đầu trong chương trình sản phẩm OCOP
Huyện Đông Anh đi đầu trong chương trình sản phẩm OCOP

Hỗ trợ các chủ thể khai thác hiệu quả tiềm năng

Là một trong những đơn vị tiên phong phát triển sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh, đến nay HTX Ba Chữ (xã Vân Nội) đã có rau cải xanh, rau mồng tơi, ra cải ngồng và rau cải chíp... được chứng nhận OCOP. Giám đốc HTX Ba Chữ Nguyễn Thị Huyền cho biết, đến nay HTX đã có 7 sản phẩm đạt 3 sao OCOP. Vừa qua, được sự hỗ trợ của huyện, HTX đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký 4 sản phẩm nâng cấp từ 3 sao lên 4 sao OCOP.

Theo bà Nguyễn Thị Huyền, sản phẩm được nâng cấp có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh về loại thực phẩm này hiện rất lớn. Hiện, hàng chục sản phẩm khác của đơn vị đang được UBND huyện Đông Anh thông qua Phòng Kinh tế, tư vấn hoàn thiện để tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP năm 2022.

Hay như Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá (xã Tàm Xá) là một trong những đơn vị tiên phong trong sản xuất thực phẩm sạch. Thời gian qua, được sự tư vấn, hỗ trợ của Phòng Kinh tế huyện Đông Anh, HTX đã phát triển chuối tây sinh học thành sản phẩm chất lượng.

Cùng với sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh để chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn, chuối tây xanh sau thu hoạch được UBND huyện Đông Anh hỗ trợ kinh phí đóng gói, dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Việc chuẩn hóa sản phẩm giúp chuối tây xanh của HTX Nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá được đánh giá cao. Vừa qua, sản phẩm đã được UBND TP. Hà Nội chứng nhận 3 sao OCOP.

Các sản phẩm OCOP của HTX Ba Chữ trưng bày, quảng bá tại Hội nghị công bố Quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2021
Các sản phẩm OCOP của HTX Ba Chữ trưng bày, quảng bá tại Hội nghị công bố Quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2021

Không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà, trên cơ sở Đề án “Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025”, UBND huyện đã xây dựng các nội dung hỗ trợ, trình HĐND huyện thông qua. Hai năm 2020 - 2021, huyện đã bố trí nguồn lực thực hiện các nội dung của đề án, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.

Năm 2022, ngân sách huyện tiếp tục phân bổ 3 tỷ đồng để thực hiện Đề án. Trong đó, tập trung hỗ trợ chi phí phân tích chất lượng, in ấn tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác sản phẩm; chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng. Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng và quản lý nhãn hiệu sản phẩm OCOP. Đồng thời, đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, Hằng năm, huyện  tổ chức tập huấn các chuyên đề chuyên sâu cho chủ thể OCOP về lập hồ sơ, hoàn thiện sản phẩm; thị trường và marketing; ý tưởng kinh doanh… Đồng thời phối hợp với các đơn vị tư vấn hỗ trợ chủ thể phát triển mới 40 sản phẩm OCOP để tham gia đánh giá, phân hạng năm 2022.

“Huyện kỳ vọng Đề án thực hiện Chương trình OCOP sẽ tạo được động lực phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; góp phần giải quyết việc làm, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương.

Các sản phẩm OCOP sẽ được phát triển từ thấp đến cao và từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, mẫu mã; hướng đến được người tiêu dùng đón nhận”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng thông tin thêm.

Sau hơn hai năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, huyện Đông Anh đã có 146 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và nâng cấp sản phẩm OCOP, tập trung vào 3 nhóm ngành hàng: Thực phẩm, đồ uống và thủ công mỹ nghệ. Chương trình OCOP của huyện Đông Anh thu hút sự tham gia của 40 chủ thể, trong đó có 17 hợp tác xã, 11 hộ kinh doanh và 12 doanh nghiệp.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội, từ năm 2019-2021, TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng); 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Hiện nay, Hà Nội đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về số sản phẩm OCOP và số sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.