Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đông Anh (Hà Nội): Sản phẩm OCOP – Nâng tầm vị thế nông sản địa phương

Mai Hương-CĐ - 11:48, 08/10/2021

Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Đông Anh (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo sức lan tỏa, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương. Trong đó, nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường cả nước và có mặt tại nhiều thị trường nước ngoài.

: Trang trại rau hữu cơ của Công ty cổ phần rau An toàn Hải Anh.
: Trang trại rau hữu cơ của Công ty cổ phần rau An toàn Hải Anh.

Thay đổi tư duy người sản xuất

Chương trình OCOP được huyện Đông Anh xem là giải pháp, nhiệm vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, rất phù hợp với nhiệm vụ cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới hiện nay. 

Đây cũng là môi trường thuận lợi cho các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là phát triển HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh các địa phương và hình ảnh quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Xây dựng sản phẩm rau an toàn thành sản phẩm, nằm trong sản phẩm chủ lực của huyện tham gia chương trình OCOP, thời gian qua, chính quyền xã Vân Nội đã hỗ trợ tích cực, đồng hành cùng người dân mở rộng quy mô, nâng chất lượng sản phẩm.

Chúng tôi khá ngỡ ngàng khi tới thăm mô hình vườn rau củ quả an toàn của anh Nguyễn Thế Hanh, cũng là Giám đốc Công ty cổ phần rau an toàn Hải Anh. Mô hình được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 đến 4 sao OCOP cấp Thành phố. 

Anh Nguyễn Thế Hanh, cho biết: Với quy mô đầu tư theo hướng trang trại, anh đã chú trọng đến sản xuất rau củ quả an toàn theo hướng hữu cơ, để sản phẩm được công nhận đạt chuẩn, có truy xuất nguồn gốc. “Các loại rau trong hệ thống cơ sở của trang trại từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, được “gắn sao” 3 sao và 4 sao, tiêu thụ rộng rãi hơn, mang lại thu nhập cao hơn rõ rệt cho cơ sở”. 

"Trung bình mỗi ngày cơ sở xuất bán ra thị trường từ 5-6 tạ rau củ các loại trong thời điểm dịch bệnh, còn bình thường dao động trên 1 tấn rau củ quả các loại/ngày. Giá dao động trung bình từ 10 - 20 ngàn đồng/kg. Mỗi tháng trang trại còn tạo việc làm cho khoảng 20 lao động, với thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/tháng", anh Nguyễn Thế Hanh cho biết thêm.

Ống hút rau củ được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020.
Ống hút rau củ được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020.

Với mong muốn mang sản phẩm Ống hút rau củ xuất khẩu sang các nước tiên tiến - Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Sông Hồng ở xã Đại Mạch (huyện Đông Anh), đã xây dựng quy trình sản xuất Ống hút rau củ đạt chất lượng cao. Theo ông Lê Văn Tám, Giám đốc HTX, từ khi được chứng nhận OCOP 5 sao năm 2020 của Thành phố và tiềm năng 5 sao cấp Trung ương, các sản phẩm của HTX hiện đã có mặt trên thị trường nhiều địa phương trên cả nước và thị trường nước ngoài như: Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Đức, …

Thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP, HTX đã liên kết, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho bà con ở địa phương, giải quyết việc làm cho 30-50 lao động thời vụ, tạo việc làm ổn định cho 10-15 lao động, thu nhập trung bình từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.

 Sản lượng trước khi có dịch Covid-19 khoảng 50.000 ống hút/ ngày; thời điểm có dịch, HTX duy trì sản xuất để giữ chân người lao động, các đối tác, đơn vị liên kết. Ngoài ra, HTX đã và đang hợp tác với một số đối tác thương mại, để xuất sản phẩm ra thị trường nước ngoài, như: Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam, Liên hiệp HTX Hoa Phong Sông Hồng, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Thành phố…

"Tuy dịch bệnh kéo dài nhưng sản phẩm của Công ty luôn được chào bán trên các kênh thương mại điện tử, nên không chỉ khách hàng trong nước mà ở nước ngoài khách hàng cũng bắt đầu tin dùng"- ông Tám cho biết thêm.

Nâng tầm vị thế nông sản địa phương

Điều đáng ghi nhận là, khi được lựa chọn tham gia chương trình OCOP, chính chủ thể (HTX, tổ hợp tác,cá nhân) đều có hướng sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô và đặc biệt là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Người sản xuất đều mong muốn, sản phẩm mình làm ra được công nhận, được đánh giá, được nâng hạng, gắn sao để nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Quy trình sản xuất ống hút rau củ được thực hiện nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng
Quy trình sản xuất ống hút rau củ được thực hiện nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng

Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế, huyện Đông Anh cho biết: Thực hiện Đề án OCOP, huyện có một số lợi thế như các sản phẩm chất lượng thực sự, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá tốt, tư duy sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị của các chủ thể đã rõ nét hơn, hướng đến mục tiêu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn OCOP. 

"Tuy nhiên, công tác quản lý, quản trị, tư duy sản xuất, kinh doanh và tính chủ động tìm kiếm thị trường của các chủ thể còn hạn chế. Hiện nay, Huyện đang tìm cách khắc phục khó khăn trên để Đề án OCOP tiếp tục được triển khai hiệu quả", ông Thiềng chia sẻ.

Hiện nay, các sản phẩm địa phương chưa thực sự thương mại hóa, khó tiêu thụ; tính sáng tạo thấp, chất lượng không ổn định, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; việc phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương còn tự phát, quy mô nhỏ, lực lượng lao động tay nghề thấp, khó tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thiếu sự liên kết, chủ động trong tìm đầu ra cho sản phẩm, chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ thúc đẩy phát triển...

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho rằng: Thông qua đánh giá, xếp hạng sản phẩm để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Khuyến khích và tạo động lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế, khó khăn; tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm.

 Khích lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh của địa phương, xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tính đến hết tháng 9/2021, huyện Đông Anh có 72 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 33 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao cấp Thành phố. Các sản phẩm được gắn sao OCOP như là định danh cho thương hiệu, rất thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm, và nhất là khi tham gia xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.