Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chùm ảnh lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan

PV - 17:43, 30/08/2022

Viện trợ quốc tế đã đến Pakistan sau trận lũ lụt kinh hoàng cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, nhưng tình hình có thể xấu đi bất cứ lúc nào.

Người dân dọn bùn đất ra khỏi nhà - Ảnh: SKY NEWS
Người dân dọn bùn đất ra khỏi nhà - Ảnh: SKY NEWS

Trận lũ lụt ở Pakistan khiến gần 1 triệu ngôi nhà bị hư hại, cuốn trôi các ngôi làng, mùa màng và 800.000 vật nuôi.

Các nhà chức trách cho biết, sức tàn phá của mùa lũ năm nay còn tồi tệ hơn năm 2010, khi đó đã khiến 1.700 người thiệt mạng.

Cơ quan cứu hộ vẫn tiếp tục sơ tán hàng ngàn người bị mắc kẹt trong bối cảnh có lo ngại rằng lũ lụt ở quốc gia này vẫn chưa đạt tới đỉnh điểm.

Những ngôi nhà hư hại ở thành phố Quetta - Ảnh: AP
Những ngôi nhà hư hại ở thành phố Quetta - Ảnh: AP

Trong chuyến thăm tới một khu vực bị ngập lụt nặng ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, phía tây bắc đất nước ngày 29/8, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã mô tả những trận mưa là “chưa từng có trong 30 năm qua”.

“Tôi chưa bao giờ chứng kiến ​​sự tàn phá như vậy trong đời”, ông Sharif nói và cam kết chính phủ của ông “sẽ không làm các nạn nhân lũ lụt thất vọng”.

Một người đàn ông cõng cháu gái đi trong nước lũ ở Charsadda - Ảnh: SKY NEWS
Một người đàn ông cõng cháu gái đi trong nước lũ ở Charsadda - Ảnh: SKY NEWS
Người dân Charsadda lội nước lũ, mang theo đồ nội thất - Ảnh: SKY NEWS
Người dân Charsadda lội nước lũ, mang theo đồ nội thất - Ảnh: SKY NEWS

Bộ trưởng Kế hoạch Pakistan Ahsan Iqbal cho biết, thiệt hại kinh tế ban đầu trên toàn quốc có thể lên tới ít nhất 10 tỉ USD. “Tôi nghĩ nó sẽ rất lớn. Cho đến nay, ước tính thiệt hại sơ bộ là hơn 10 tỉ USD", ông Iqbal nói với Hãng tin Reuters.

Các quan chức cho biết lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra đã ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người, số người chết ghi nhận chính thức là 1.136 người. Số thương vong dự kiến tiếp tục tăng lên khi các đội cứu hộ tiếp cận nhiều cộng đồng ở vùng xa hơn.

Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan Sherry Rehman nói 1/3 đất nước đã biến thành vùng biển lớn, tạo ra cuộc khủng hoảng "không thể tưởng tượng được".

Chính phủ nói sẽ cấp nhà ở cho những người bị mất nhà trong cơn lũ - Ảnh: AP
Chính phủ nói sẽ cấp nhà ở cho những người bị mất nhà trong cơn lũ - Ảnh: AP
Sơ tán người dân khỏi khu vực lũ ở thành phố Rajanpur - Ảnh: SKY NEWS
Sơ tán người dân khỏi khu vực lũ ở thành phố Rajanpur - Ảnh: SKY NEWS


Cả gia đình sơ tán cùng đồ đạc ở tỉnh Baluchistan - Ảnh: AP
Cả gia đình sơ tán cùng đồ đạc ở tỉnh Baluchistan - Ảnh: AP

Hơn 75% diện tích Balochistan, tỉnh lớn nhất và nghèo nhất của Pakistan, đã bị thiệt hại do lũ lụt và phần lớn tỉnh Sindh lân cận bị ngập trong nước.

Tại thành phố Shikarpur ở phía đông nam của tỉnh Sindh, không xa sông Indus (sông Ấn), Rehan Ali, một lao động 24 tuổi, cho biết anh không thể xây lại ngôi nhà bị sập của mình nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ và hiện không thể làm việc vì tình hình hỗn loạn.

"Tôi thậm chí không có bất cứ thứ gì để nuôi gia đình - anh nói với Hãng tin AP - Tôi đã mất mọi thứ. Tôi không biết phải đi đâu". 

Chùm ảnh lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan 7
Quân đội phát thực phẩm và các đồ dùng khác cho người dân ở Rajanpur - Ảnh: AP
Quân đội phát thực phẩm và các đồ dùng khác cho người dân ở Rajanpur - Ảnh: AP
Xung quanh ngôi nhà của người đàn ông này không còn gì ngoài nước - Ảnh: AP
Xung quanh ngôi nhà của người đàn ông này không còn gì ngoài nước - Ảnh: AP
Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.