Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chiến trường Điện Biên Phủ - Ngày ấy, bây giờ

Hoàng Khánh - 17:05, 06/05/2022

Sau 68 năm chiến thắng ”lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chiến trường Điện Biên Phủ từ bãi hoang tàn, khốc liệt nay đã vươn mình, phát triển mạnh mẽ. Trên nền các điểm di tích thành phần thuộc chiến trường Điện Biên Phủ mỗi ngày được tô điểm thêm bởi những bản làng trù phú, những những khu đô thị sầm uất mọc lên.

Trung tâm đề kháng Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo Mường Thanh, thuộc phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Mệnh danh là “Cánh cửa sắt”, nơi diễn ra trận khai hỏa trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954.
Trung tâm đề kháng Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo Mường Thanh, thuộc phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Mệnh danh là “Cánh cửa sắt”, nơi diễn ra trận khai hỏa trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954.
Him Lam hiện là cửa ngõ thông thương của Tp. Điện Biên Phủ với các tỉnh miền xuôi. Bằng sự kiên cường và khát vọng dựng xây, Him Lam đã vượt qua mọi gian khó, đổi thay hoàn toàn với diện mạo mới yên bình, no ấm và văn minh.
Him Lam hiện là cửa ngõ thông thương của Tp. Điện Biên Phủ với các tỉnh miền xuôi. Bằng sự kiên cường và khát vọng dựng xây, Him Lam đã vượt qua mọi gian khó, đổi thay hoàn toàn với diện mạo mới yên bình, no ấm và văn minh.
Di tích đồi Độc Lập thuộc phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày nay được được tu bổ, tôn tạo, gìn giữ các hạng mục di tích và bao quanh là những bản làng trù phú của đồng bào Thái, Khơ Mú…
Di tích đồi Độc Lập thuộc phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày nay được tu bổ, tôn tạo, gìn giữ các hạng mục di tích và bao quanh là những bản làng trù phú của đồng bào Thái, Khơ Mú…
Di tích đồi A1 từng được thực dân Pháp gọi là “cối xay thịt” khi bộ đội ta hy sinh rất nhiều tại đây.
Di tích đồi A1 từng được thực dân Pháp gọi là “cối xay thịt” khi bộ đội ta hy sinh rất nhiều tại đây.
Đây cũng là điểm di tích thường xuyên thu hút lượng đông du khách đến tham quan đông trong các dịp kỷ niệm.
Đây cũng là điểm di tích thường xuyên thu hút lượng đông du khách đến tham quan trong các dịp kỷ niệm.
Nghĩa trang Liệt sỹ A1 nằm trên trục đường chính Quốc lộ 279 là nơi an nghỉ của 644 Anh hùng liệt sỹ.
Nghĩa trang Liệt sỹ A1 nằm trên trục đường chính Quốc lộ 279 là nơi an nghỉ của 644 Anh hùng liệt sỹ.
Đây là một địa điểm không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đến Tp. Điện Biên Phủ. Nơi đây như một chứng tích lịch sử nhắc nhở thế hệ trẻ luôn noi gương và ghi nhớ công ơn các thế hệ đi trước.
Đây là một địa điểm không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đến Tp. Điện Biên Phủ. Nơi đây như một chứng tích lịch sử nhắc nhở thế hệ trẻ luôn noi gương và ghi nhớ công ơn các thế hệ đi trước.
Đối diện Nghĩa trang Liệt sỹ A1 là Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ. Đây là công trình trọng điểm, ý nghĩa quan trọng trong Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử và giáo dục thể hệ trẻ
Đối diện Nghĩa trang Liệt sỹ A1 là Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ. Đây là công trình trọng điểm, ý nghĩa quan trọng trong Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử và giáo dục thể hệ trẻ.
Bên trong Bảo tàng chứa nhiều mô hình, khối tượng sinh động và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh… Tại đây hiện cũng đang trưng bày bức tranh Panorama lớn nhất thế giới mô phỏng toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Bên trong Bảo tàng chứa nhiều mô hình, khối tượng sinh động và gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh… Tại đây hiện cũng đang trưng bày bức tranh Panorama lớn nhất thế giới mô phỏng toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Dấu tích của chiến trường khốc liệt giờ được thay thế bằng diện mạo của một đô thị trẻ.
Nơi chiến trường khốc liệt của 68 năm về trước giờ được thay thế bằng diện mạo của một đô thị trẻ.
Cầu Mường Thanh lịch sử từng ghi dấu những bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam rầm rập băng qua, tiến thẳng vào Sở chỉ huy quân Pháp vào chiều ngày 7/5/1954, bắt sống tướng chỉ huy Đờ cát xtơ ri, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Cầu Mường Thanh lịch sử từng ghi dấu những bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam rầm rập băng qua, tiến thẳng vào Sở chỉ huy quân Pháp vào chiều ngày 7/5/1954, bắt sống tướng chỉ huy Đờ cát xtơ ri, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Du khách thích thú thăm quan di tích hầm Đờ - cát – xtơri ngày nay
Du khách thăm quan di tích hầm Đờ - cát – xtơri
Vết thương hằn trong chiến tranh giờ đã được xóa đi bằng diện mạo mới của bản làng và cánh đồng Mường Thanh trù phú
Vết thương hằn trong chiến tranh giờ đã được xóa đi bằng diện mạo mới của bản làng và cánh đồng Mường Thanh trù phú
Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta đặt tại xã Mường Phăng, Tp. Điện Biên Phủ, nay được bảo tồn, tôn tạo trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục lòng yêu nước truyền thống cách mạng cho thể hệ trẻ.
Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta đặt tại xã Mường Phăng, Tp. Điện Biên Phủ, nay được bảo tồn, tôn tạo trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục lòng yêu nước truyền thống cách mạng cho thể hệ trẻ.
Đèo Pha Đin - con đèo huyền thoại, từng oằn mình hứng chịu những trận mưa bom bão đạn của thực dân Pháp, nhằm cắt đứt chi viện của quân đội ta cho mặt trận Điện Biên Phủ. Ngày nay con đèo ấy mang sứ mệnh là nút giao thông huyết mạch nối Điện Biên với các tỉnh miền xuôi.
Đèo Pha Đin - con đèo huyền thoại, từng oằn mình hứng chịu những trận mưa bom bão đạn của thực dân Pháp, nhằm cắt đứt chi viện của quân đội ta cho mặt trận Điện Biên Phủ. Ngày nay con đèo ấy mang sứ mệnh là nút giao thông huyết mạch nối Điện Biên với các tỉnh miền xuôi.
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.