Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chi Lăng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

Văn Hoa - 19:10, 30/08/2023

Thực hiện Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Chi Lăng đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ, nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Theo đó, năm 2022, thực hiện Tiểu dự án 1 về Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Chi Lăng đã thực hiện 2 nội dung là Dự án bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Huyện đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình với tổng kinh phí 609 triệu đồng, tính đến hết tháng 12/2022 đã thực hiện giải ngân được 362,088 triệu đồng. Đối với nguồn vốn năm 2023, đến nay các đơn vị được giao chủ đầu tư đang lập dự toán cho các nội dung thực hiện.

Kiểm lâm huyện Chi Lăng tập huấn công tác quản lý bảo về, phòng chống chát rừng tại xã Hữu Kiên. (Ảnh TL)
Kiểm lâm huyện Chi Lăng tập huấn công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng tại xã Hữu Kiên. (Ảnh TL)

Thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN, năm 2022, huyện Chi Lăng thực hiện 1 dự án trồng và chăm sóc cây Hồi theo tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Bằng Hữu và xã Thượng Cường, với tổng kinh phí thực hiện 1 tỷ 500 triệu đồng và thực hiện 5 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (trong đó có 3 mô hình trồng cây khoai tây và 2 mô hình chăn nuôi), tổng kinh phí thực hiện 1 tỷ 012 triệu đồng. Đối với mô hình trồng cây khoai tây, vì là cây trồng ngắn ngày, người dân đã thu hoạch xong đầu năm 2023 và đã cho những kết quả tích cực.

Hiện nay, Nhân dân huyện Chi Lăng đang tích cực bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhiều người đã làm giàu từ việc phát triển kinh tế rừng (Trong ảnh: một góc xã Hữu Kiên)
Hiện nay, Nhân dân huyện Chi Lăng đang tích cực bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhiều người đã làm giàu từ việc phát triển kinh tế rừng (Trong ảnh: một góc xã Hữu Kiên)

Có thể thấy, mặc dù việc triển khai thực hiện Dự án 3 tại huyện Chi Lăng còn tương đối chậm do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan; nhưng với một số nội dung được triển khai đã cho những kết quả tích cực, cho thấy việc triển khai Dự án 3 của huyện Chi Lăng đã đi đúng hướng.

Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Dự án 3, kì vọng sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng; duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu tại huyện Chi Lăng.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.