Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cần thay đổi phương thức truyền thông về XKLĐ

Hồng Phúc - 10:55, 03/12/2019

Theo Bộ LĐTB&XH, tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài. Công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng được nâng cao. Kết quả đó có đóng góp rất lớn của truyền thông đến người dân, tuy nhiên công tác này vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Cán bộ Phòng LĐTB&XH huyện Mường Nhé tuyên truyền về chính sách XKLĐ cho người dân xã Mường Nhé
Cán bộ Phòng LĐTB&XH huyện Mường Nhé tuyên truyền về chính sách XKLĐ cho người dân xã Mường Nhé

Thiếu tính phản biện

Trên thực tế, trong công tác XKLĐ, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, các sở LĐTB&XH đã thường xuyên cập nhật trên các website, cổng thông tin của mình về danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp đang tuyển chọn lao động xuất khẩu, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn; thông tin cụ thể về các thị trường, các thông báo tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài; điều kiện lao động và sinh hoạt; các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài... 

Đồng thời, báo chí cũng đóng vai trò tích cực trong truyền thông khi tham gia đưa tin, điều tra, phóng sự liên quan đến XKLĐ, kịp thời phát hiện các vụ lừa đảo XKLĐ, các công ty XKLĐ “ma”, làm ăn nhập nhèm, ký kết các hợp đồng thiệt thòi cho lao động xuất khẩu.

Tuy nhiên, công tác truyền thông về XKLĐ vẫn còn tồn tại, hạn chế. Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà tại Hội nghị truyền thông về XKLĐ hồi tháng 10 vừa qua, đã chỉ ra rằng, truyền thông về XKLĐ hiện nay, mới chỉ tập trung vào vùng “nóng”, truyền thông còn một chiều, tính phản biện chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến những vấn đề lớn, căn cơ như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề về hậu XKLĐ.

Nâng cao hiệu quả truyền thông

Đối với vùng đồng bào DTTS, công tác tuyên truyền về XKLĐ còn có vai trò quan trọng hơn, khi người dân thường có xu hướng chọn lao động trái phép, lao động chui chứ không theo đường chính ngạch. Một số địa phương đang là điểm “nóng” của tình trạng này như: Cao Bằng, Nghệ An, Bắc Kạn, …

Do đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về XKLĐ cho người dân là điều rất quan trọng. Đề xuất phương thức nâng cao hiệu quả truyền thông cho người dân về XKLĐ, TS.Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Cục Quản lý lao động ngoài nước, các Sở LĐTB&XH cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc nước ngoài nên có đại diện truyền thông nhằm kết nối và phối hợp trong công tác cung cấp những tư liệu, thông tin đầy đủ, chính xác cho báo chí; xác nhận và xử lý kịp thời những thông tin sai lệch hoặc chưa được kiểm chứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên liên quan.

Đồng thời, cần chú trọng công tác tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã nhằm đưa thông tin về XKLĐ một cách đầy đủ và chính xác đến được với người lao động, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.