Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu lao động giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững

PV - 15:59, 14/05/2019

Tại Thanh Hóa, những năm qua, số lượng người dân miền núi tìm việc làm qua con đường đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngày càng tăng. Đặc biệt, từ việc XKLĐ, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giả.

Tín hiệu tích cực

Năm 2018, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa được 10.020 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 100,2% kế hoạch, trong đó 11 huyện miền núi đưa 2.760 lao động, nâng tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên gần 30.000 người.

Ông Lê Xuân Trị (người áo đỏ bên trái) và ông Lò Văn Tuyên (bên phải) đều phấn khởi vì có con trai đang đi XKLĐ có thu nhập cao. Ông Lê Xuân Trị (người áo đỏ bên trái) và ông Lò Văn Tuyên (bên phải) đều phấn khởi vì có con trai đang đi XKLĐ có thu nhập cao.

Các địa phương thực hiện tốt việc giải quyết việc làm qua XKLĐ là thành phố Thanh Hóa 620 người, huyện Yên Định 620 người, Đông Sơn 670 người, Hậu Lộc 564 người, Cẩm Thủy 550 người, Thạch Thành 420 người, Ngọc Lặc 350 người, Như Xuân 280 người...; Đáng nói, có huyện nhiều năm liền không có người XKLĐ, thì trong năm 2018 đã có tín hiệu khởi sắc. Điển hình như huyện 30a Mường Lát, đã đưa được 70 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Chị Vi Thị Khởi, trú thôn Vân Bình, xã Cát Vân, huyện Như Xuân cho hay, chị vừa kết thúc thời hạn XKLĐ về nước. Trước đây, hoàn cảnh gia đình chị vô cùng khó khăn. Kinh tế chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và đi làm thuê kiếm sống. Kể từ khi chị XKLĐ sang Ả-rập-xê-út với mức lương giúp việc 9 triệu đồng/tháng, chị đã dành dụm gửi tiền về nuôi con và sửa sang nhà cửa khang trang hơn, hiện nay gia đình chị đã ra khỏi hộ nghèo. Chị Khởi cũng dự định, chờ đến khi con lớn hơn một chút, chị sẽ tiếp tục đăng ký đi xuất khẩu lao động để kiếm thêm thu nhập.

Gia đình ông Lê Xuân Trị, cùng thôn cũng phấn khởi cho biết: từ khi con trai ông là anh Lê Xuân Thuận XKLĐ ở Hàn Quốc, từ hộ nghèo chỉ làm nông nghiệp, đến nay kinh tế gia đình ông đã khấm khá, có của ăn của để.

“Vợ chồng tôi già rồi nên không còn sức lao động nữa, may nhờ có con trai XKLĐ. Cả hai vợ chồng nó đều đang ở nước ngoài, tổng thu nhập mỗi tháng cũng xấp xỉ 100 triệu đồng. Con tôi đã mua nhà, mua đất ở thành phố, nó dự định về nước sẽ làm ăn ở trên phố”, ông Thuận nói.

Ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Vân cho biết: Hiện toàn xã có 72 người đang làm việc ở nước ngoài, chưa tính những người đã trở về. Ước tính mỗi năm nguồn thu từ XKLĐ trên địa bàn xã khoảng 15 tỷ đồng. “Đây là một đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo”.

Tạo thuận lợi cho công tác XKLĐ

Theo ông Hoàng Ngọc Trung, Trưởng phòng Lao động việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, số tiền người lao động gửi về nước hàng năm đạt khoảng trên 100 triệu USD. Để đảm bảo mục tiêu đưa 10.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2019 và những năm tiếp theo, Sở đang thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

Cụ thể, tỉnh sẽ chỉ đạo, hỗ trợ với các địa phương thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ XKLĐ của Trung ương và địa phương; lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước để khuyến khích người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia XKLĐ. Đồng thời, phối hợp với các ban ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, ngăn ngừa các hoạt động dịch vụ môi giới vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp XKLĐ có khả năng, uy tín mở chi nhánh, đặt văn phòng đại diện tại một số địa phương để tư vấn, tuyển chọn lao động đi XKLĐ. Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng cần thực hiện tốt chính sách cho vay và nhu cầu vay vốn XKLĐ, trong đó ưu tiên đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS…

QUỲNH CHI

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.