Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Cảm nhận từ Phan Rang-Tháp Chàm

Lê Vũ - 08:07, 06/06/2022

Từ một thị xã nghèo, nhiều khó khăn, nhưng sau 30 năm tỉnh Ninh Thuận được tái lập, và 15 năm chính thực là thành phố thuộc tỉnh, đến nay Phan Rang - Tháp Chàm đã trở thành đô thị loại II khang trang, văn minh, hiện đại; trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, đầu tàu kinh tế của tỉnh.

Đón chuyến xe từ Cam Ranh (Khánh Hòa), sau chặng đường sũng ướt, chúng tôi đến vùng đất Ninh Thuận với cơ man nắng và gió. Phan Rang – Tháp Chàm được ví như “trái tim” của Ninh Thuận khi nằm giữa trung tâm tỉnh, là ngã ba liên kết vùng giữa Lâm Đồng, Bình Thuận và Khánh Hòa. 

Phan Rang – Tháp Chàm không chỉ có bờ biển dài hơn 10km, mà còn sở hữu vịnh Phan Rang – một trong 13 vịnh nước sâu của cả nước và được đánh giá là một trong những vịnh biển thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghĩ dưỡng, du lịch thuyền buồm, lặn biển ngắm san hô cùng các dịch vụ lướt ván, mô tô nước, dù bay…

Bao quanh TP Phan Rang – Tháp Chàm, là hàng loạt những điểm đến nổi tiếng của Ninh Thuận như vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái, đồi cát Nam Cương, núi Chúa… Những con đường trải nhựa băng băng kết nối Phan Rang – Tháp Chàm, với khoảng 53 địa danh Ninh Thuận chỉ trong vài chục phút di chuyển…

Đổi thay vượt bậc từ miền nắng như “rang” và gió như “phang”
Chợ đêm Ninh Thuận tại thành phố Phan Rang là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sắm.

Nhưng đó là Phan Rang – Tháp Chàm của ngày nay, nếu lần ngược lại nhiều năm về trước, ta sẽ ngỡ ngàng khi thấy thành phố này mất hút trên bản đồ du lịch Việt Nam, và người ta chỉ thường chỉ nhắc đến Phan Rang như một vùng đặc sản của nắng và gió và cát. Chính vì thế mà vẫn có câu đùa trong dân gian rằng tên gọi Phan Rang có lẽ là do xứ này nắng thì như “rang” mà gió thì như “phang”.

Kỳ thực đó là câu chuyện vui lúc "trà dư tửu hậu" về vùng đất nghèo nhưng thấm dẫm tình người này mà thôi. Phan Rang – Tháp Chàm hiện còn in dấu ấn văn hóa người Champa  với di tích tháp Pô Klong Garai - quần thể tháp Chàm được xây dựng vào vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14.

Chúng tôi còn nhớ khi lần đầu tiên đến đây, lúc ấy là thời gian đầu tái lập tỉnh, Phan Rang - Tháp Chàm đối diện với nhiều khó khăn, thử thách: Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất lạc hậu, nghèo nàn; đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn; đặc biệt tình trạng thiếu việc làm, nhà cửa quán xá thưa thớt, hạ tầng và du lịch gần như không phát triển…

Đổi thay vượt bậc từ miền nắng như “rang” và gió như “phang” 1
Một góc khu K1 (Khu đô thị mới Đông Bắc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

Nhưng trải qua ba thập kỷ, với sự quyết tâm và nỗ lực cao của Đảng bộ, chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây, đã biết phát huy các tiềm năng vốn có của mình, biến những yếu điểm thành ưu điểm, để phát triển Phan Rang – Tháp Chàm vươn lên tầm cao mới. 

Bà Phan Thị Tài, sống tại phường Văn Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm chia sẻ: "Tôi sống ở đây từ nhỏ đến nay đã hơn 50 năm, xứ này xưa nghèo lắm, khí hậu khắc nghiệt, làm lụng quanh năm chỉ đủ ăn là mừng. Nhưng tầm hơn 10 năm trở lại đây thì khác, như cậu thấy đó.. có khác gì mấy đô thị lớn đâu, khu du lịch cũng nhiều, đời sống người dân khá hẳn…”

Để đưa Phan Rang - Tháp Chàm phát triển xứng tầm là trung tâm chính trị, văn hóa, đầu tàu kinh tế của cả tỉnh, Đảng bộ thành phố đã nhanh chóng thay đổi chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế một cách linh hoạt, phù hợp định hướng phát triển, trong đó xác định thương mại - dịch vụ là ngành mũi nhọn. 

Cụ thể đến năm 2005, Phan Rang - Tháp Chàm đạt chuẩn đô thị loại III; năm 2007, vinh dự được Chính phủ công nhận là thành phố thuộc tỉnh. Nối tiếp thành quả đạt được, thành phố tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất; định hướng, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt quan tâm đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị và hình thành các khu đô thị mới, tạo dấu ấn, diện mạo mới. Ngày 26-2-2015, TP Phan Rang - Tháp Chàm được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đô thị loại II.

Đổi thay vượt bậc từ miền nắng như “rang” và gió như “phang” 2
Làng chài lâu đời ven biển tôn nên nét đẹp thanh bình của Phan Rang – Tháp Chàm

Cũng từ đây, hàng loạt công trình, dự án mang tầm chiến lược đã được xây dựng, đưa vào hoạt động, tạo đột phá ngoạn mục phát triển KT-XH. Trước tiên phải kể đến các khu đô thị mới: Khu đô thị Đông Bắc, Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ; các tuyến giao thông huyết mạch: Cầu An Đông, Quốc lộ 1 đoạn qua trung tâm thành phố, tuyến tránh Quốc lộ 27 về hướng Lâm Đồng; Tỉnh lộ 702, 703, 704... ; gắn kết với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ là hệ thống các trục đường phố chính, tuyến đường nội thành được đầu tư xây mới, mở rộng ; tiếp đó là nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp; hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... không những mở rộng không gian đô thị mà còn giúp thành phố hình thành những khu mua sắm, giải trí sầm uất, tạo bước đột phá phát triển, nhất là đối với ngành kinh tế mũi nhọn thương mại - dịch vụ - du lịch.

Ngồi trong một quán cà phê tại khu K1 – khu đô thị mới của thành phố, với nhiều hàng quán đông đúc và cụm chung cư hiện đại vừa mọc lên, anh Hải Quốc Oai (dân tộc Chăm), người con trẻ tuổi của thành phố này, cũng là một người bạn thân thiết của chúng tôi tâm tình: “Thấy quê mình được vậy thì vui lắm, giờ ở đây cái gì cũng có, không thua gì các thành phố lớn khác. Đời sống nâng cao, tiện nghi nhiều, cơ hội làm ăn, phát triển cũng nhiều, không cần đi xa xứ nữa”

Đổi thay vượt bậc từ miền nắng như “rang” và gió như “phang” 3
Phan Rang – Tháp Chàm ban đêm nhìn từ trên cao, đang dần khẳng định mình là một đô thị đẹp, là trái tim của tỉnh Ninh Thuận

Quả thật, theo cảm nhận của chúng tôi, tỉnh Ninh Thuận nói chung đã dần chứng minh, nơi đây không phải trạm dừng trung chuyển cho khu vực miền Trung như trước nữa. Ninh Thuận đã là điểm liên kết vùng không thể thiếu của tam giác, tứ giác du lịch Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. 

Và “trái tim” của vùng đất này – TP Phan Rang – Tháp Chàm chính là viên kim cương thô đang được mài dũa sáng bóng dần. Thành phố này sẽ còn lung linh hơn, bay cao bay xa hơn trong nắng, trong gió quê hương.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.