Ông Phúc cho biết: “Gia đình tôi biết làm nghề đan tre từ năm 1979. Thế nhưng, dần dần về sau nhu cầu của người dân chuyển sang đồ nhựa nên các mặt hàng trên tiêu thụ rất chậm”. Để cứu nghề đan tre, ông Phúc đã nghiên cứu làm ra các loại sản phẩm như: Lồng bàn, đôn la, cái măm, thúng… Chuyên phục vụ cho người Chăm.
Theo ông Phúc, công đoạn tạo ra những loại trên đòi hỏi rất khắt khe, sản phẩm không những có độ bền chắc mà còn phải khắc họa trên từng sản phẩm những nét hoa văn tinh tế. Giá bán của những loại này khác nhau, dao động từ 200.000-700.000 đồng/bộ sản phẩm. Bình quân mỗi năm ông xuất ra khoảng 30-40 sản phẩm, lãi từ 5-7 triệu đồng/tháng.
Ông cho hay, nghề này cần đòi hỏi rất nhiều lòng đam mê và cộng thêm những kinh nghiệm tích lũy thì mới mang lại được thành công. Hiện tại ông cũng đã truyền đạt cho người vợ của mình. Cứ vào những ngày lễ hội của người Chăm, ông phải vác chân lên cổ để làm sản phẩm, thậm chí có thời điểm ông phải thức trắng đêm để làm cho kịp giao cho khách hàng.
NGỌC HÂN