Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các Trường vùng cao chọn sách giáo khoa lớp 1: Việc không dễ dàng

Đức Trí - 20:38, 15/03/2020

Thời điểm này, các địa phương, nhà trường trong cả nước đang trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có những hướng dẫn rõ ràng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong việc chọn SGK, song vẫn có những khó khăn nảy sinh tại các hội đồng và nhà trường từ việc chọn sách.

Năng lực GV giữ vai trò quyết định thành công của Chương trình và SGK mới
Năng lực GV giữ vai trò quyết định thành công của Chương trình và SGK mới

Cần tiếp cận bản mẫu trực tiếp

Thầy Bùi Quang Hòa, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho biết: Năm học 2020 - 2021, trường sẽ đón khoảng 106 học sinh vào lớp 1 học theo Chương trình và SGK mới. Hiện tại, Hội đồng chọn SGK của trường đã được thành lập theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT với 15 thành viên (trong đó có 3 cán bộ quản lý, 11 giáo viên (GV) dạy lớp 1 và khối trưởng, 1 đại diện Ban đại diện phụ huynh học sinh). 

Mới có 4 bộ SGK được Nhà xuất bản Giáo dục gửi bản mẫu trực tiếp tới trường, còn một số mẫu SGK của nhà xuất bản khác chỉ giới thiệu qua cổng thông tin với file mềm, bản PDF… Quá trình GV nghiên cứu bản mẫu SGK cho thấy, khi được đọc, cầm, nhìn, cảm nhận trực tiếp bản SGK mẫu, GV tìm hiểu tập trung cao hơn. Khi cần thiết có thể mở ra so sánh, trao đổi, ghi chép vấn đề dễ dàng hơn so với các bản mẫu giới thiệu gián tiếp qua mạng.

Hơn thế, để tìm hiểu, nghiên cứu SGK qua mạng không phải nhà trường, GV nào cũng có thể trang bị đầy đủ, thậm chí nhiều GV năng lực chuyên môn tốt nhưng trình độ về công nghệ thông tin hạn chế, việc tiếp cận bản mẫu SGK gián tiếp sẽ gặp khó khăn... Chúng tôi vẫn mong muốn được tiếp cận trực tiếp bản mẫu SGK mới trong thời gian tới với những bộ SGK còn lại. Như vậy, công việc chọn SGK sẽ bảo đảm hơn về chất lượng cũng như tiến độ…

Năng lực GV quyết định chất lượng

Một trong những băn khoăn ghi nhận được từ việc chọn SGK cũng đáng lưu tâm, đó là năng lực của đội ngũ nhà giáo. Theo thầy Bùi Quang Hòa nêu quan điểm: Thời gian qua, năng lực nhà giáo nói chung đã được nâng lên rất nhiều. Song với một bộ phận không nhỏ đội ngũ GV vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thực sự tốt. Như vậy, khi chọn SGK cũng khó tránh khỏi tình trạng theo cảm tính (dựa vào năng lực giảng dạy, sự phù hợp với HS địa phương mà GV dạy). 

Việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá mỗi bộ SGK, cuốn SGK của GV vùng cao, vùng khó chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu đi tính sắc sảo, xâu chuỗi, sự phù hợp trong thực tiễn triển khai, cũng như thời gian… so với đội ngũ GV thành phố, vùng thuận lợi. Việc lựa chọn thành phần hội đồng chọn SGK có thể bảo đảm theo hướng dẫn quy định về mặt số lượng, song năng lực đội ngũ thì chỉ mang tính tương đối.

Cũng chia sẻ về vấn đề năng lực đội ngũ GV trong việc lựa chọn SGK, cô Bùi Thị Hường, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) cho biết: Nhà trường đã tổ chức để hội đồng nghiên cứu ưu, nhược điểm 3 bộ SGK và báo cáo đánh giá bằng văn bản lên phòng GD&ĐT. Dựa trên báo cáo của các nhà trường, phòng GD&ĐT sẽ cân đối chung trong toàn huyện để đưa ra lựa chọn phù hợp và gửi về Sở GD&ĐT.

Việc mỗi hội đồng chọn SGK của nhà trường chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung về ưu, nhược điểm, sự phù hợp… và là cơ sở để tham khảo chứ không mang tính quyết định chọn SGK trực tiếp theo đánh giá của cô Bùi Thị Hường là thỏa đáng. 

Đội ngũ GV của trường tuy có trình độ chuẩn và trên chuẩn nhưng xét về cơ bản, năng lực vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi đội ngũ GV nhà trường cơ bản là GV trẻ, thiếu kinh nghiệm từ giảng dạy lẫn đánh giá SGK. Một số ít GV có thâm niên nhiều hơn nhưng là người địa phương, cách nhìn nhận cũng không thể toàn diện.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.