Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Năm học mới, nỗi lo cũ

PV - 16:04, 03/08/2019

Năm nào cũng vậy, trước thềm năm học mới các bậc phụ huynh và học sinh lại đối diện với tình trạng sách lậu, sách giả tràn lan khó phân biệt, làm ảnh hưởng đến việc học và gây nhiều hệ lụy cho học sinh. Ghi nhận trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tình trạng sách giáo khoa (SGK) giả đang hoành hành khiến thật giả lẫn lộn…

Đoàn liên ngành kiểm tra một cửa hàng kinh doanh sách trên địa bàn huyện Con Cuông. Đoàn liên ngành kiểm tra một cửa hàng kinh doanh sách trên địa bàn huyện Con Cuông.

Chị Vi Thị Giang là tiểu thương ở thị trấn huyện miền núi Con Cuông cho biết: Vợ chồng chị có 3 đứa con, đứa đầu học THPT, con thứ 2 học THCS và cháu út đang học tiểu học. Năm nào cũng vậy, cứ đến năm học mới là chị đến cửa hàng sách để mua các loại sách và đồ dùng học tập cho con. Thế nhưng mới đây, khi bỏ thời gian để chọn sách mới thấy, hầu hết những cuốn sách tham khảo là sách in lậu. “Tôi thực sự lo lắng không biết chất lượng sách có đảm bảo hay không”, chị Giang lo lắng.

Tương tự, Anh Nguyễn Hồng Sang ở huyện Quỳ Châu cho biết: Dịp năm học mới, vợ chồng anh dành hẳn 1 ngày để đi mua sách vở cho các con. Qua đó nhận thấy, sách giả là có thật, quá nhiều loại sách không rõ xuất xứ, thật đáng lo.

Là người trong giới kinh doanh sách nhiều năm nay ở huyện Con Cuông, chị Nguyễn Thị L (xin dấu tên) cho biết: Để phát hiện sách giả, phải có thời gian để đọc hoặc nhìn thật kỹ. Ví dụ, cuốn sách “Học Mỹ thuật lớp 4” (theo định hướng năng lực) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản và cuốn sách giả nhìn ngoài rất giống nhau về màu sắc, hình ảnh và nội dung. Nhưng, nhìn kỹ có sự khác biệt, khi sách thật giấy in mịn còn sách giả, giấy thô. Ở bìa sách thật, nếu nhìn kỹ sẽ có những đường vân dọc khá rõ ràng, nhưng sách giả thì đường vân lộn xộn. Đồng thời, người mua cần kiểm tra tem chống giả, nếu là tem giả, chỉ cần gỡ nhẹ là chiếc tem đã bong ra. Tuy nhiên, nếu là sách thật thì tem rất khó bóc, khi giơ lên ánh sáng sẽ thấy rõ logo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, còn sách giả thì không có.

Phụ huynh lo lắng khi lực chọn sách cho con em Phụ huynh lo lắng khi lực chọn sách cho con em

Trước tình trạng sách giả, kém chất lượng, trong các buổi tiếp xúc cử tri các đại biểu HĐND các huyện, Đại biểu Quốc hội cũng đã nghe nhiều bậc phụ huynh phản ánh vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề quản lý thị trường sách hiện nay là rất khó, cần sự chung sức của toàn xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh…

Bà Trần Thị Quỳnh Như, thanh tra viên ở Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An cho biết: “Ngoài SGK, một số sách khác cũng được làm giả như, sách truyện, sách tiếng Anh theo các chương trình đang hiện hành của các nhà xuất bản có uy tín. Học sinh mua phải những cuốn sách này khá nguy hại, vì có nhiều nội dung không đúng với sách chính thống. Nhất là sách ngoại ngữ, khi mua phải sách giả, học sinh sẽ không kích hoạt được thẻ cào vì có thể mã sử dụng đã được kích hoạt hoặc thẻ cào là giả, không sử dụng được”.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 200 cửa hàng kinh doanh sách. Qua công tác thanh kiểm tra các cửa hàng kinh doanh sách giáo khoa, đưa ra những con số đáng lo ngại ở các huyện Yên Thành, Thanh Chương, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò… có tỷ lệ sách lậu, sách giả là các loại sách tiếng Anh, sách thực hành Toán và Tiếng Việt chiếm từ 20-80%...

Theo đó, từ đầu hè đến nay, qua thanh kiểm tra, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Nghệ An đã thu giữ được 500 bản sách lậu, sách giả và đã xử phạt 5 cửa hàng, với tổng số tiền 39 triệu đồng…

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.