Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Các chương trình mục tiêu quốc gia- nguồn lực thúc đẩy miền biên giới Mường Lát thay đổi

Quỳnh Trâm - 13:00, 01/12/2024

Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó các chương trình lớn như Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã đầu tư, hỗ trợ nhiều công trình, dự án dân sinh, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.

Phát huy hiệu quả Chương trình 1719

Có dịp đến với huyện vùng biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), tôi cảm nhận được sự đổi thay của mỗi bản, làng. Điện, đường, trường, trạm, các nhu cầu thiết yếu của người dân đã được đáp ứng đến từng thôn bản, đời sống Nhân dân thực sự đã chuyển biến đáng ngạc nhiên. Đó là nhờ triển khai có hiệu qủa các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 và Chương trình giảm nghèo bền vững.

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát

Huyện Mường Lát hiện đang thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, với tổng vốn Trung ương giao trong 8 tháng đầu năm 2024, là 163,625 triệu đồng, bao gồm: Vốn đầu tư: 99,211 triệu đồng (gồm 39,852 triệu đồng chuyển từ năm 2023 và 59,359 triệu đồng giao năm 2024); Vốn sự nghiệp: 64,414 triệu đồng (gồm 34,968 triệu đồng chuyển từ năm 2023 và 29,446 triệu đồng giao năm 2024).

Tính đến nay, huyện đã giải ngân được 83,448 triệu đồng, đạt tỷ lệ 51% kế hoạch vốn giao, với nhiều dự án phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện đời sống người dân vùng sâu, vùng xa.

Điển hình như Dự án 1, nội dung hỗ trợ nhà ở năm 2024, được phân bổ 880 triệu đồng để xây dựng 22 căn nhà đạt tiêu chuẩn “3 cứng” (nền, khung-tường, mái). Tại xã Pù Nhi, 3 hộ đã được hỗ trợ, trong đó 1 hộ đang thực hiện, 2 hộ chuẩn bị nghiệm thu móng. Xã Nhi Sơn có 4 hộ, đã hoàn thành phần móng và giải ngân 50% kinh phí (80 triệu đồng). Xã Trung Lý có 6 hộ mới triển khai; thị trấn Mường Lát hỗ trợ 9 hộ, đã giải ngân 70% kinh phí (252 triệu đồng).

Từ nguồn vốn của dự án 4, huyện đã tập trung vào đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, với tổng vốn 21,927 triệu đồng. Một số nội dung đã triển khai như: Duy tu, bảo dưỡng công trình nước sinh hoạt tại khu Kéo Cưa, bản Táo (xã Trung Lý), và bản Ón (xã Tam Chung); Sửa chữa nhà văn hóa tại khu phố Buốn và Tén Tằn (thị trấn Mường Lát); Nâng cấp các trạm y tế xã Mường Chanh và Nhi Sơn với vốn 686 triệu đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đạt 100% kế hoạch giải ngân.

Từ các Chương trình MTQG đã và đang tiếp tục làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi Mường Lát
Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã và đang tiếp tục làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi Mường Lát

Là địa bàn tập trung đông đồng bào DTTS gồm: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng là nội dung quan trọng đối với huyện Mường Lát. Huyện đã tích cực triển khai Dự án 9 tại 6 xã, thị trấn, với tổng vốn 1,424 triệu đồng, tổ chức các hội nghị tuyên truyền thu hút khoảng 700 người tham gia. Hai xã Nhi Sơn và Trung Lý được chọn làm mô hình điểm. Kết quả bước đầu: tỷ lệ tảo hôn đã giảm qua các năm, từ 19,2% năm 2021 xuống 12% năm 2023, không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát cho biết: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, ý thức của người dân được cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và HNCHT, một số hủ tục gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tảo hôn và HNCHT dần được xóa bỏ. 

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của các tổ tư vấn, can thiệp và mô hình điểm, đã giúp đồng bào DTTS và người dân được cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và HNCHT đối với cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT ở địa phương. 

Năm 2021, tổng số cặp kết hôn trên địa bàn huyện là 545 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 105 cặp, chiếm tỷ lệ 19,2%, HNCHT 1 cặp, chiếm tỷ lệ 0,18%. Năm 2022, tổng số cặp kết hôn là 570 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 86 cặp, không còn HNCHT. Năm 2023, tổng số cặp kết hôn là 412 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 50 cặp (tảo hôn vợ hoặc chồng 29, tảo hôn cả vợ và chồng 21), chiếm tỷ lệ 12%, không còn HNCHT.

Dấu ấn từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Trong quá trình triển khai các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Mường Lát đã xác định rõ nhiệm vụ, phát triển kinh tế là trọng tâm xuyên suốt. Huyện đặc biệt chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu đúng và tận dụng hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ.

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát

Một trong những dự án nổi bật của Chương trình, là "Đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo," mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ dân tại Mường Lát. Gia đình anh Lò Văn Tút, khu phố Tén Tằn, là một trong những hộ vừa được hỗ trợ một con bò giống. Với anh, bò giống là nguồn sinh kế lớn, giúp gia đình có cơ hội thoát nghèo.

Anh Tút chia sẻ: "Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ bò giống để phát triển kinh tế. Tôi sẽ chăm sóc bò theo kỹ thuật đã được tập huấn để từng bước cải thiện đời sống".

Một trong những giải pháp trọng tâm của huyện Mường Lát là đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến với người dân. Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã khảo sát nhu cầu và triển khai cho hơn 5.000 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với tổng dư nợ gần 90 tỷ đồng. Các khoản vay tập trung vào năm chương trình chính, như cho vay tạo việc làm, nước sạch, và sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giúp người dân đầu tư sản xuất, tăng thu nhập và ổn định đời sống.

Nhờ sự đồng bộ trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham gia giai đoạn 2021-2025. Chương trình không chỉ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, mà còn nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội.

Tỷ lệ hộ nghèo tại Mường Lát giảm đáng kể, từ 55,8% năm 2021 xuống còn khoảng 39% năm 2024. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 25 triệu đồng/năm, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ sự hỗ trợ của Nhà nước
Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ hỗ trợ của Nhà nước

Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát Mai Xuân Giang cho biết: Huyện Mường Lát thực hiện song hành các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chương trình đều hướng tới mục tiêu giảm nghèo. Có rất nhiều mô hình dự án phù hợp với các điều kiện miền núi. Đầu tư cơ sở hạ tầng giúp cho kinh tế của huyện thay đổi đáng kể. 

Các Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững không chỉ giúp nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân, mà còn tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án đã tăng cường cơ sở hạ tầng, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng niềm tin trong Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).