Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Lang Chánh (Thanh Hóa): Kỳ vọng về sự phát triển toàn diện vùng DTTS

Quỳnh Trâm - 09:52, 26/09/2024

Lang Chánh là huyện miền núi phía tây nam tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tới 89,8%. Trong những năm qua, đời sống của người dân nơi đây đã có những biến chuyển tích cực nhờ vào các chương trình, chính sách đầu tư của Đảng, Nhà nước, trong đó phải kể đến nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 nhiều Công trình đã khởi công xây dựng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các thôn bản vùng DTTS huyện Lang Chánh
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều công trình đã khởi công xây dựng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các thôn bản vùng DTTS huyện Lang Chánh

Phát huy hiệu quả các dự án

Một trong những nguồn lực quan trọng giúp Lang Chánh thúc đẩy phát triển - xã hội, là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). 

Các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 triển khai tại Lang Chánh rất thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã, thôn. Các dự án không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng, mà còn tạo điều kiện để các địa phương khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Chương trình nhận được sự quan tâm, đồng thuận của các tầng lớp Nhân dan, do đó Ban Chỉ đạo Chương trình cấp huyện, cấp xã đã chủ động theo dõi, đánh giá kết quả triển khai từng dự án, từ đó đưa ra những chỉ đạo kịp thời.

Hiệu quả rõ rệt nhất là triển khai thực hiện Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS tại Lang Chánh. Trong năm 2022, từ Dự án 4, huyện  được phân bổ 10.848 triệu đồng, bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Từ nguồn vốn này, nhiều tuyến đường giao thông liên xã được kiên cố hóa, trong đó: Tuyến đường giao thông từ thôn Chiềng Khạt (xã Đồng Lương) đến thôn Tân Tiến (xã Tân Phúc) có tổng mức đầu tư 4.800 triệu đồng, đã được giải ngân hoàn toàn với 100% kế hoạch; sửa chữa Trường tiểu học Yên Thắng 2 tại bản Cơn, xã Yên thắng; xây dựng mới Trạm y tế xã và hỗ trợ các trang thiết bị y tế...

Trong năm 2023, huyện tiếp tục được  phân bổ 1.042 triệu đồng vốn sự nghiệp của Dự án 4 để duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông quan trọng. Các dự án này đã được thực hiện và giải ngân 100% kế hoạch. Điển hình như: Duy tu, bảo dưỡng đường giao thông bản Ngày, xã Lâm Phú; đường giao thông bản Tân Bình, xã Tân Phúc; đường giao thông thôn Chiềng Lằn, xã Giao Thiện.

Các dự án này không chỉ tạo điều kiện cho sản xuất và giao thương, mà còn đóng góp vào công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người dân vùng DTTS và miền núi. Nhờ đó, tỷ lệ giảm nghèo nhanh, từ 30,62% (năm 2021) xuống 18,97% (năm 2023).

Chính sách hợp lòng dân

Cùng với hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thì Tiểu dự án 2 (Dự án 1) về hỗ trợ nhà ở đã trở thành một điểm sáng tại huyện Lang Chánh. Với nguồn vốn được phân bổ 1 tỷ đồng, dự án đã triển khai hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 26 hộ nghèo. Trong đó, 24 hộ nghèo được xây mới hoàn toàn nhà ở; 02 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở để cải thiện điều kiện sinh hoạt.

Anh Lê Thi Sơn (ở thị trấn Lang Chánh), là một trong số những hộ nghèo được thụ hưởng từ dự án hỗ trợ nhà ở. Trước đây, gia đình anh Sơn sống trong ngôi nhà cũ tạm bợ và không đảm bảo an toàn. Nhờ được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, anh Sơn đã có cơ hội xây dựng một ngôi nhà mới kiên cố, an toàn hơn.

 Lãnh đạo huyện Lang Chánh trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ gia đình khó khăn ở xã Tam Văn)
Lãnh đạo huyện Lang Chánh trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ gia đình khó khăn ở xã Tam Văn

"Tôi rất xúc động và biết ơn trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Nhờ chính sách hỗ trợ này, gia đình tôi mới có được một căn nhà kiên cố, không còn lo lắng mỗi khi mưa gió. Căn nhà mới đã giúp chúng tôi ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn để vươn lên thoát nghèo. Đây không chỉ là món quà vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần rất lớn để gia đình tôi tiếp tục phấn đấu trong tương lai", anh Sơn chia sẻ.

Ông Đỗ Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: Huyện đặt ra mục tiêu, đến hết năm 2025 đường giao thông thôn, bản được nhựa hóa, bê tông hóa đạt tỷ lệ 75% trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 6%/năm trở lên.

Theo ông Cường, dù đã có những kết quả tích cực, huyện vẫn đối mặt với nhiều khó khăn cần khắc phục để đạt được các mục tiêu đề ra. Kinh tế của huyện Lang Chánh tuy đã có bước phát triển, nhưng chưa có sự đột phá lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm so với nhiều huyện khác trong tỉnh, điều này đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung và khả năng thu hút đầu tư của huyện.

Một trong những trở ngại lớn là tiến độ triển khai một số dự án đầu tư còn chậm. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, nhất là về hạ tầng giao thông và thủy lợi. Mặc dù có sự đầu tư, nhiều khu vực vẫn thiếu các công trình trọng điểm phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Sau 3 năm thực hiện triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, cơ sở vật chất, hạ tầng vùng đồng bào DTTS ở huyện Lang Chánh được cải thiện đáng kể
Sau 3 năm thực hiện triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, cơ sở vật chất, hạ tầng vùng đồng bào DTTS ở huyện Lang Chánh được cải thiện đáng kể

Dù đối mặt với nhiều thách thức, ông Đỗ Văn Cường khẳng định, Đảng bộ và chính quyền huyện Lang Chánh quyết tâm vượt qua mọi khó khăn. Huyện đang tập trung công tác chỉ đạo và điều hành, phát huy tối đa các nguồn lực hiện có, trọng đó trọng tâm là nguồn lực từ các chương trình MTQG

“Với sự quyết tâm, nỗ lực và đoàn kết của cả hệ thống chính trị và người dân, huyện Lang Chánh sẽ từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, ông Cường nhấn mạnh. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.