Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Y tế đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con

Hương Trà - 08:02, 11/07/2024

Bộ Y tế đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con, trao quyền quyết định số con cho các cặp vợ chồng.

Theo thống kê, mức sinh cả nước đang giảm và chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng. Khu vực kinh tế, xã hội khó khăn có mức sinh cao - rất cao, trong khi ở đô thị mức sinh xuống thấp, có nơi thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế.

Xu thế đẻ ít, lười đẻ, chậm kết hôn, chỉ sinh 1 con đang có xu hướng lan rộng. Trong đó có 9 tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; 33 tỉnh thành có mức sinh cao và 21 tỉnh thành có mức sinh thấp. Hiện chỉ có vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ mức sinh cao.

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực báo động khi có mức sinh tiếp tục xuống sâu, khoảng 1,5 con/phụ nữ. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước hiện nay. Cụ thể, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở TP. Hồ Chí Minh năm 2023 là 1,32 con/phụ nữ.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật đặt mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) trên phạm vi cả nước.

Dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng, mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.

Theo đó, các cặp vợ chồng, cá nhân tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân.

Đồng thời, các cặp vợ chồng, cá nhân cần bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi, dạy con tốt; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Đây là thay đổi căn bản so với Pháp lệnh Dân số - văn bản pháp luật hiện hành quan trọng nhất về dân số quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân "sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định".

Bộ Y tế cho rằng, trao quyền quyết định số lượng con cái cho các ông bố bà mẹ sẽ tránh được tình trạng mức sinh xuống quá thấp gây già hóa dân số, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, vẫn cần có quy định các biện pháp để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước thông qua việc điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, từng tỉnh, thành phố.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.