Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận: Hơn 26.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt

T.Hợp - 14:05, 29/03/2024

Những tháng đầu năm 2024, tình hình hạn hán tại một số địa phương ở Bình Thuận diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ghi nhận có 41 xã, phường, thị trấn tại 5 huyện và TP. Phan Thiết có hơn 26.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Mực nước ghi nhận vào ngày 22/3 thấp và đang chờ lấy nước để phục vụ hệ thống thủy lợi Tà Pao nhằm đưa qua 16 trạm bơm cung cấp nước sản xuất cho huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh.
Mực nước ghi nhận vào ngày 22/3 thấp và đang chờ lấy nước để phục vụ hệ thống thủy lợi Tà Pao nhằm đưa qua 16 trạm bơm cung cấp nước sản xuất cho huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên địa bàn tỉnh. 

Tính đến ngày 21/3/2024, toàn tỉnh có 41 xã, phường, thị trấn tại 5 huyện và thành phố Phan Thiết với 26.872 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Cụ thể, tại thành phố Phan Thiết có 03 xã thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 248 hộ; huyện Bắc Bình có 02 xã thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 110 hộ; huyện Hàm Thuận Bắc có 10 xã, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 5.321 hộ; huyện Hàm Tân có 10 xã, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 3.690 hộ; huyện Tánh Linh có 04 xã thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 594 hộ; huyện Đức Linh có 12 xã thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 26.872 hộ.

Do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thời điểm này một số địa phương trong tỉnh như huyện Tánh Linh, hiện nay ngoài diện tích gần 500 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, nguồn nước thô cung cấp cho hệ thống nước Đức Bình cạn kiệt, dẫn đến khoảng 30 hộ/150 khẩu thôn 4 vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu nước. Một số khu vực tại xã Đức Phú, Nghị Đức, Huy Khiêm ở địa hình cao thiếu nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ, giếng đào, giếng khoan 564 hộ/2.008 khẩu..

Không chỉ thiếu nước sinh hoạt, một số địa phương cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất. Theo thống kê, hiện có khoảng 365 ha cây thanh long và rau màu ở huyện Hàm Thuận Nam đang bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước và khoảng 1.100 ha cây thanh long ở Hàm Tân và thị xã La Gi có nguy cơ thiệt hại do hạn hán.

Nguồn nước tại hồ Ba Bàu thấp nên ảnh hưởng đến chất lượng của cây thanh long xã Hàm Thạnh.
Nguồn nước tại hồ Ba Bàu thấp nên ảnh hưởng đến chất lượng của cây thanh long xã Hàm Thạnh.


Để giải quyết tình trạng thiếu nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh theo dõi chặt chẽ lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, ưu tiên cấp nước thô cho các công trình cấp nước đang khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh có sử dụng nguồn nước thủy lợi để duy trì công suất sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đến 30/6/2024.

Đơn vị, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng nước sạch thực hiện phương án cấp nước luân phiên và thông báo cho chính quyền các địa phương, người dân trên địa bàn biết để thực hiện phương án sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và tận dụng nguồn nước tại chỗ phục vụ cho mục đích khác.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế để thất thoát, lãng phí nước; chủ động khai thác, sử dụng nguồn nước tại chỗ từ giếng khoan, giếng đào của hộ gia đình phục vụ sinh hoạt. Vận động người dân xây bể, mua bồn tích trữ nước phục vụ sinh hoạt trong mùa khô.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND địa phương chủ động sử dụng ngân sách phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn khảo sát, chọn vị trí bố trí các điểm lấy nước phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lấy nước sinh hoạt..


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.