Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long

Tùng Nguyên - 09:25, 14/03/2024

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gay gắt hơn năm 2023. Bên cạnh chủ động, kịp thời, quyết liệt ứng phó với hạn, mặn thì cũng cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long
Cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành trên sông Tiền - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) ngày 7/3, dự kiến mở lại ngày 12/4/2024.

Chủ động ứng phó hạn, mặn

Từ đầu năm đến nay, khu vực Nam bộ xay ra nhiều đợt nặng nóng kéo dài; trong đó, nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đối diện với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Hạn, mặn sẽ gay gắt hơn ở địa bàn này trong thời gian tới.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, từ ngày 11 - 20/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần đến giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023. Dự báo trong tháng 3 mặn đạt đỉnh vào các kỳ 10 - 13/3 và 24 - 26/3 với ranh mặn 4g/l có thể vào 50 - 60km.

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các địa phương khu vực ĐBSCL đang quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó theo Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, Cục đã phối hợp, theo dõi các dự báo sớm để đưa ra kế hoạch thích ứng. Trong đó, ở những vùng có đê bao và cống đập sẽ tiến hành đóng cống khi độ mặn vượt ngưỡng cho phép. Hiện Cục đã chính thức đóng cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) ngày 7/3, dự kiến mở lại ngày 12/4, để bảo vệ gần 100.000 ha và tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho gần 1,1 triệu người dân của hai tỉnh Tiền Giang và Long An.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long 1
Hiện dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Đối với những khu vực bị ảnh hưởng hạn, mặn nghiêm trọng, Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân chuyển đổi từ sản xuất lúa sang hoa màu và các loại cây chịu hạn, mặn. Hiện Bộ NN&PTNT khẩn trương điều chỉnh cơ chế hoạt động của các công trình thủy lợi tại ĐBSCL, từ ngăn mặn, trữ ngọt để sản xuất lúa sang điều tiết mặn - ngọt.

Đánh giá về kinh nghiệm ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL, PGS. TS Lê Anh Tuấn - nguyên Phó Viện trưởng Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng, chính quyền địa phương và người dân trong khu vực đã tích lũy được nhiều bài học từ thực tiễn. Để né mặn, nông dân đã xuống giống vụ lúa đông xuân từ rất sớm, nên đã kịp thu hoạch trước khi mặn xâm nhập. Ngoài ra, bà con đã biết cách rải rơm, cỏ trên ruộng để chống bốc hơi nước; giữ được độ ẩm trong đất cũng là cách giảm bớt tình hình xâm nhập mặn.

“Về lâu dài, cần khôi phục vùng trũng trữ nước tự nhiên, Ví dụ vùng Đồng Tháp Mười hay tứ giác Long Xuyên trước đây, nay người dân làm đê bao để tăng vụ, nên không còn chức năng trữ nước tự nhiên nữa”, ông Tuấn chia sẻ.

Tập trung giải quyết vấn đề cấp bách

Cùng với xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Chỉ riêng tại Cà Mau, khô hạn gay gắt từ đầu năm 2024 đến nay đã khiến hơn 3.000 hộ dân địa phương thiếu nước sạch, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng.

Thiếu nước sạch sinh hoạt vào cao điểm hạn, mặn là tình trạng cấp bách, trên diện rộng, diễn ra nhiều năm nay ở khu vực ĐBSCL. Một số liệu của Cục Thủy lợi – Bộ NN&PTNT cho thấy, xâm nhập mặn năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 tại khu vực này kéo dài gần 5 tháng, có khoảng 200 công trình cấp nước tập trung bị ảnh hưởng, dẫn đến gần 100.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Khai thác nước ngầm khiến ĐBSCL càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”.
Ông Trần Thanh Nam
Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT

Đơn vị này cũng cảnh báo, ĐBSCL nằm ở hạ nguồn bị xâm nhập mặn, trong khi sử dụng nước ngầm là chính nên ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều. Hiện dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, từ nhiều chương trình, dự án, các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL đã được đầu tư xây dựng hàng loạt công trình cấp nước. Bên cạnh các công trình cấp nước sinh hoạt phân tán theo các chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, đồng bào DTTS của Nhà nước, toàn vùng hiện có gần 4.000 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Trong đó, số lượng công trình hoạt động bền vững khoảng 2.450 công trình (chiếm tỷ lệ 62%).

Đây là vùng có tỷ lệ công trình hoạt động bền vững cao so ở ĐBSCL đã và đang diễn ra phức tạp, một phần nguyên nhân là do khai thác nước ngầm quá mức. Theo ước tính, mỗi năm mức độ sụt lún ở khu vực này từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long 3
Theo ước tính, mỗi năm mức độ sụt lún ở ĐBSCL từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT đã từng đặt câu hỏi: “Khai thác nước ngầm khiến ĐBSCL càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”. Theo ông Nam, để giải quyết vấn đề cấp bách này, cùng với việc xây dựng một số mô hình trữ nước cộng đồng cho từng hộ gia đình, cụm dân cư có sẵn như ao, hồ,… thì vấn đề cần quan tâm hiện nay là đầu tư công nghệ xử lý nước đảm bảo đạt chuẩn. Đây là giải pháp về lâu dài để có nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân ĐBSCL.

“Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần ưu tiên ngân sách địa phương kết hợp với ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình cấp nước tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo”, ông Nam đề nghị.

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, nhất là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, phải chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.