Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vùng sông nước “vật lộn” vì thiếu nước

Song Vy - 08:47, 07/04/2020

Là vùng sông nước mênh mông nhưng hiện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thiếu nước ngọt trên diện rộng. Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, cùng với đó là việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 không thể lơ là… khiến cho cuộc sống của khoảng 200 nghìn hộ ở khu vực này bị đảo lộn.

Người dân được cấp nước ngọt miễn phí tại trung tâm Thành phố Bến Tre
Người dân được cấp nước ngọt miễn phí tại trung tâm Thành phố Bến Tre

Xã Sơn Phú, một trong bốn xã của huyện Giồng Trôm (Bến Tre) bị ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn năm nay. Hiện, người dân phải mua nước ngọt từ 100 - 200 nghìn đồng/m3, tùy theo quãng đường vận chuyển xa hay gần. Trong khi đó, hạn hán vẫn kéo dài làm cho sông rạch cạn khô, nước mặn xâm nhập sâu và độ mặn càng tăng.

Ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch UBND xã Sơn Phú cho biết: “Độ mặn nước sông ở đây hiện là 17‰, còn nước máy lên 5,8‰, cao hơn nhiều so với năm 2016”.

Cũng như xã Sơn Phú, tình trạng hạn, mặn đã bao trùm toàn tỉnh Bến Tre khiến người dân bị thiếu nước ngọt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Toàn tỉnh có 68 nhà máy nước, trong đó độ mặn tại các nhà máy khoảng 3-5‰, có nơi lên đến 7‰; hiện toàn tỉnh còn hơn 100.000 hộ dân đang thiếu nước ngọt trầm trọng.

Theo ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, để chống mặn, tỉnh đã khép kín toàn bộ đập tạm Ba Lai, sông Mã, Tân Phú, giải pháp cuối cùng là cải thiện đập Ba Lai; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để có nguồn nước ngọt cho người dân. Thời gian qua, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn đã cùng đồng hành, chia sẻ khó khăn với người dân từ việc chở nước ngọt đến cấp nước cho người dân và ủng hộ dụng cụ chứa nước, máy lọc nước mặn thành nước ngọt… “Địa phương đã nỗ lực rất lớn, song nội lực có hạn nên rất cần sự chung tay hỗ trợ từ các nhà tài trợ”, ông Lập cho biết.

Còn tỉnh Cà Mau, hiện có hơn 20.800 hộ gia đình bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, phần lớn tập trung ở vùng nông thôn. Đáng chú ý, hiện tổng diện tích rừng khô hạn trên toàn tỉnh Cà Mau đã ở mức trên 43.500ha, báo động cháy ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Tình hình hạn hán đang rất gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau, trong tháng 4/2020 thời tiết sẽ không có mưa và cực đoan hơn, có khả năng khô cạn hoàn toàn, thiếu nước nghiêm trọng ở một số khu vực.

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, hiện tỉnh xác định có 4 nhóm hộ gia đình thiếu nguồn nước ngọt để đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Cụ thể, nhóm 1 có 6.184 hộ ở khu vực gần công trình cấp nước nhưng chưa tiếp cận được nước nối mạng. Nhóm 2 có 4.193 hộ ở khu vực dân cư thưa thớt, phân tán. Nhóm 3 có 6.384 hộ ở khu vực có hệ thống nước nối mạng bị xuống cấp, không đủ nước cung cấp; nhóm 4 có 4.090 hộ ở khu dân cư tập trung nhưng chưa có công trình cấp nước.

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ bồn nhựa trữ nước, thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho người dân bị ảnh hưởng thiên tai; đầu tư bồn nhựa chứa 10m3, túi nhựa dẻo 15-30m3 đặt tại địa điểm tập trung như UBND xã, nhà văn hóa xã để cung cấp cho người dân; hoặc huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt về phục vụ người dân ở tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo của tỉnh”, ông Sử thông tin.

Cà Mau kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ bồn nhựa trữ nước, thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho người dân bị ảnh hưởng thiên tai; đầu tư bồn nhựa chứa 10m3, túi nhựa dẻo 15-30m3 đặt tại địa điểm tập trung như UBND xã, nhà văn hóa xã để cung cấp cho người dân...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.