Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dự báo xâm nhập mặn đến sớm và gay gắt hơn mọi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long

T.Hợp - 14:10, 11/01/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tháng 1 - 2/2024, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 95% khiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Do đó, dự báo xâm nhập mặn sẽ đến sớm và gay gắt hơn mọi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần có kế hoạch ứng phó, chủ động trước xâm nhập mặn.

Dự báo xâm nhập mặn đến sớm và gay gắt hơn mọi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa
Dự báo xâm nhập mặn đến sớm và gay gắt hơn mọi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa

Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định về tình hình El Nino trong những tháng đầu năm 2024,  El Nino khả năng diễn ra với cường độ trung bình đến mạnh trong những tháng đầu năm 2024. Trong đó, tháng 1 - 2/2024 sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng với xác suất trên 95%. Sau đó, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức 60 - 85% vào thời kỳ tháng 3 - 5/2024. Do vậy, các tháng mùa khô năm 2023 - 2024, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Nếu xâm nhập mặn kéo dài với độ mặn cao, một số vùng dọc theo sông Tiền, sông Hậu thuộc Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang có thể bị hạn mặn cục bộ tại các vụ lúa, vườn cây ăn trái.

Trong trường hợp El Nino cực đoan, đến giữa mùa khô (từ tháng 2/2024 trở đi), dù có ngăn mặn từ biển vào, bên trong vẫn thiếu nước ngọt. Mặt khác, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên có khả năng xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Cùng với đó, các tháng mùa khô ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa.

Trước tình hình đó, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có công văn báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cảnh báo tác động của El Nino; thông tin cho các bộ, ngành, địa phương có phương án ứng phó.

Những việc cần làm trước mắt và lâu dài đối với các bộ, ngành, địa phương đã được Thủ tướng yêu cầu trong Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn và các đơn vị liên quan tăng cường tần suất bản tin chuyên đề về hiện tượng El Nino, dự báo lượng mưa và nguồn nước trên các lưu vực sông; cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo nguồn nước phục các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động về kế hoạch ứng phó khi có dự báo, cảnh báo biến đổi nguồn nước từ thượng nguồn về tới đồng bằng; cũng như kế hoạch về mùa vụ, cơ cấu cây trồng; kế hoạch trữ nước, duy tu bảo dưỡng và nâng cấp công trình cấp nước, điều tiết nước; chủ động trong phối hợp, điều phối, đảm bảo hài hòa lợi ích; tăng cường nâng cao nhận thức về sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm cho người dân.

Đồng thời cần nâng cao năng lực cảnh báo sớm về tình hình nguồn nước về ĐBSCL và công tác tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng, người dân. Việc này cần làm một cách hiệu quả và kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.