Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Liêu: Bảo tồn văn hóa truyền thống để phát triển du lịch

Nghĩa Hiệp - 07:55, 10/12/2020

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) luôn được nhắc đến là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào các DTTS. Tận dụng thế mạnh này, những năm qua, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt việc quảng bá hình ảnh về văn hoá, vùng đất và con người đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch và nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn.

Tổ chức các lễ hội truyền thống gắn với du lịch để thu hút du khách đến với huyện Bình Liêu là một hướng đi đúng đắn
Tổ chức các lễ hội truyền thống gắn với du lịch để thu hút du khách đến với huyện Bình Liêu là một hướng đi đúng đắn

Huyện Bình Liêu có trên 96% dân số là đồng bào DTTS sinh sống; trong đó, chủ yếu là dân tộc Dao, Tày, Sán Chay... Mỗi dân tộc có tiếng nói, trang phục, kiến trúc nghệ thuật, phong tục, tập quán riêng. Theo thống kê của Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, huyện Bình Liêu có 4 loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; 4 di sản loại hình tiếng nói, chữ viết; 1 loại hình lễ hội truyền thống; 11 di sản loại hình nghề thủ công truyền thống; 22 di sản thuộc tri thức dân gian.

Chính sự đa dạng, phong phú về văn hoá đã mang lại cho huyện Bình Liêu một nguồn tài nguyên giá trị về văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc cần bảo tồn và phát triển. Trên cơ sở đó, huyện Bình Liêu đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu giai đoạn 2020 - 2030. Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển văn hoá các DTTS, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. 

Theo Đề án, với mỗi dân tộc, huyện Bình Liêu sẽ thống kê, phân tích và đánh giá các giá trị văn hoá theo hai nhóm lớn, là văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Trong đó, tập trung nghiên cứu di sản văn hóa 3 dân tộc điển hình trên địa bàn là: Dân tộc Tày, Dao và Sán Chay.

Học sinh Trường THCS Húc Động mặc trang phục dân tộc khi đến trường
Học sinh Trường THCS Húc Động mặc trang phục dân tộc khi đến trường

Đối với bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, huyện tập trung quy hoạch về kiến trúc nhà ở, bảo tồn trang phục, trùng tu di tích, phục hồi, phát triển các giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể để tạo sự đồng nhất và mang lại những nét đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc.

Điển hình trong bảo tồn văn hoá dân tộc Tày, bên cạnh việc bảo tồn các giá trị về văn hoá, trang phục, nhà cửa thuộc về vật thể. Huyện Bình Liêu còn tiến hành bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể như: Tiếng nói, chữ viết, truyện cổ, dân ca, ca dao, hát Then, đàn tính…

Bà Hoàng Thị Yến, dân tộc Tày, khu Nà Làng, thị trấn Bình Liêu cho biết: “Bản thân tôi cũng đã tham gia vào các câu lạc bộ hát Then của huyện, xã để bảo tồn những nét đẹp trong những câu hát Then. Hiện nay, thứ 7 hàng tuần, tôi vẫn dạy hát Then cho các con cháu trong gia đình và những cháu nhỏ khác, qua đó tạo niềm đam mê, hứng khởi cho thế hệ con cháu có ý thức với việc giữ gìn bản sắc dân tộc, để đóng góp vào sự phát triển du lịch văn hóa của địa phương trong thời gian tới”.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Bảo tồn phát huy truyền thống văn hoá dân tộc để xây dựng du lịch 2

Nhờ việc tổ chức tốt công tác quản lý di tích, chú trọng bảo tồn các lễ hội, đến nay, huyện Bình Liêu đã có 2 di tích cấp tỉnh. Các lễ hội như: Hội đình Lục Nà, Hội hát Tháng ba, Hội “Kiêng gió”, cuộc thi bóng đá của phụ nữ Sán Chỉ… luôn thu hút đông đảo khách du lịch đến với địa phương.

Ông Hoàng Huy Trọng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Liêu, cho biết: “Trong những năm tới đây, huyện Bình Liêu sẽ tiếp tục triển khai Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện. Tập trung vào phát triển mô hình làng văn hoá - du lịch có sự hài hoà giữa văn hoá với không gian, các Tour du lịch tham quan toàn bộ cảnh đẹp thiên nhiên, lễ hội của huyện”.

Bằng cách phục hồi, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc gắn với du lịch, huyện Bình Liêu đã giữ gìn được các di sản văn hoá  dân tộc trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao thu nhập, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống từ những nét đẹp truyền thống của chính dân tộc mình.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.