Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bình Định: Đẩy mạnh lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

L.Phương - 16:22, 20/08/2023

Hiện nay, tỉnh Bình Định đang thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); Giảm nghèo bền vững.

Dãy trường học 2 tầng đang được hoàn thiện của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn (Bình Định) được xây dựng bằng nguồn vốn kết hợp giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia
Dãy trường học 2 tầng đang được hoàn thiện của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn (Bình Định) được xây dựng bằng nguồn vốn kết hợp giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong giai đoạn 2021 - 2025, vốn ngân sách Trung ương, bao gồm vốn đầu tư phát triển hơn 1.268 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương được giao theo từng năm. Vốn ngân sách tỉnh đối ứng, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển: 200 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp được giao theo từng năm.

Riêng trong giai đoạn 2021 - 2023, vốn ngân sách Trung ương giao bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 642,223 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 433,770 tỷ đồng. Vốn ngân sách tỉnh đối ứng gồm: Vốn đầu tư phát triển 159,537 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 51,573 tỷ đồng.

Tình hình giải ngân vốn năm 2023 (bao gồm vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 và vốn năm 2023): Kế hoạch năm 2023, tỉnh Bình Định được giao thực hiện hơn 948,884 tỷ đồng (trong đó: Vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 tiếp tục thực hiện hơn 225,988 tỷ đồng; vốn năm 2023 hơn 722,895 triệu đồng).

Đến thời điểm hiện nay, tổng vốn đã giải ngân hơn 221,427 tỷ đồng/948,884,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 23,34% kế hoạch. Trong đó: Chương trình MTQG 1719 đạt tỷ lệ 25,56%; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt tỷ lệ 17,19%; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt tỷ lệ 29,77%.

Qua kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hằng năm từ 3 - 4%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 90% tỷ lệ trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 95% tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 70% tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tạo việc làm cho khoảng 28.500 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 700 người). Tỷ lệ nghèo đa chiều bình quân toàn tỉnh năm 2023 giảm còn 7,24%, giảm 1,8% so với tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022, với 7.928 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến tháng 7/2023, toàn tỉnh có 84/109 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 77,06%; có 17/84 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 20,24%; có 5/11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (đạt tỷ lệ 45,45%).

Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về mặt cơ chế chính sách, và các văn bản hướng dẫn, nhưng các địa phương đã nỗ lực lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để phát huy hiệu quả mà Chương trình mục tiêu quốc gia đem lại.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.