Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bình Định: Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023

L.Phương - N.Triều - 15:04, 11/09/2023

Sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc miền Trung, tối 10/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023. Đồng thời, trao Cờ đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V, năm 2026 cho tỉnh Khánh Hòa.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tổng kết Ngày hội
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tổng kết Ngày hội

Trong 3 ngày (8 -10/9) Ngày hội diễn ra các hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày ảnh “các DTTS miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) chia sẻ: Ngày hội được sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, lãnh đạo tỉnh Bình Định và sự phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành địa phương liên quan. “Ngày hội đáp ứng nguyện vọng chung của đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền Trung trong đại gia đình 54 dân tộc anh em.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên, hướng dẫn viên đồng bào dân tộc miền Trung với tư cách là chủ thể văn hóa đã không quản ngại đường sá xa xôi về tham dự Ngày hội. Ngày hội có quy mô lớn, với 11 đoàn đến từ 11 tỉnh tham gia nhiều nội dung. Tuy chỉ tổ chức trong 3 ngày, các hoạt động có đổi mới so với Ngày hội trước đây nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt theo kế hoạch đề ra.

“Ngày hội diễn ra theo đúng kế hoạch, thực hiện đầy đủ các nội dung, bảo đảm an toàn về mọi phương diện, tạo được không khí phấn khởi đoàn kết, lòng tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống để đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc miền Trung nói riêng nâng cao được nhận thức, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm giữ gìn di sản văn hoá quý báu của dân tộc mình”, bà Nhung chia sẻ thêm.

Ban tổ chức Ngày hội trao giải văn hóa, nghệ thuật quần chúng và nội dung thể thao tại Ngày hội cho các đoàn đoạt thành tích xuất sắc
Ban Tổ chức Ngày hội trao giải văn hóa, nghệ thuật quần chúng và nội dung thể thao tại Ngày hội cho các đoàn đoạt thành tích xuất sắc

Chương trình khai mạc Ngày hội bảo đảm được nội dung văn hóa truyền thống của các dân tộc miền Trung, trang trọng, hoành tráng có ý nghĩa chính trị văn hoá đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với đông đảo du khách, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên và hướng dẫn viên DTTS các tỉnh và đồng bào dân tộc tỉnh Bình Định.

Tại không gian Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định, các đại biểu, người dân và du khách được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc của 11 đoàn đến từ 11 tỉnh khu vực miền Trung với 44 tiết mục, qua sự biểu diễn của các nghệ nhân vừa đa dạng vừa phong phú cả nội dung và hình thức. Các diễn viên đều trong trang phục truyền thống khi hát, khi múa, khi tấu nhạc cụ, các giai điệu dân ca, các điệu múa sôi động nhịp nhàng, hòa quyện với âm hưởng của tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng cồng và các loại nhạc cụ khác đã thực sự làm lay động tình cảm của người dân, du khác tạo sự hấp dẫn, thu hút.

Thông qua các hoạt động sôi động, giàu bản sắc văn hóa của Ngày hội, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc tin rằng, những ngày qua đại biểu, du khách gần xa đã được tham dự, chứng kiến và được thưởng thức những giai điệu âm thanh, giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc 11 tỉnh miền Trung giúp cho chúng ta hiểu biết, yêu quý, trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa quý giá của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc miền Trung nói riêng.

Trao cờ đăng cai Ngày hội văn hóa các dân tộc Miền Trung lần thứ IV cho tỉnh Khánh Hòa
Trao cờ đăng cai Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V cho tỉnh Khánh Hòa

Đồng thời, qua Ngày hội này sẽ là sợi dây kết nối xây dựng sự đoàn kết giữa các địa phương, các đoàn nghệ nhân, diễn viên quần chúng của các tỉnh. Đây là cơ hội để bản sắc văn hóa các dân tộc được lan tỏa, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời cũng là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về sự cố gắng, nỗ lực của các địa phương đặc biệt là các nghệ nhân (chủ thể văn hóa) đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các của các dân tộc miền Trung trong vườn hoa đa sắc của 54 dân tộc anh em. 

Một số hình ảnh trong Lễ bế mạc

Đại diện UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho Hội đồng Chấm thi Ngày hội
Đại diện UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho Hội đồng Chấm thi Ngày hội
Ban Tổ chức trao giải cho các vận động viên
Ban Tổ chức trao giải cho các vận động viên
Tặng bằng khen của Bộ VHTT&DL cho các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Định
Tặng Bằng khen của Bộ VHTT&DL cho các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Định
Đoàn nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên Huế biểu diễn tiết mục “Múa tình yêu bên khung dệt”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên Huế biểu diễn tiết mục múa " Tình yêu bên khung dệt”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Phú Yên biểu diễn tiết mục múa “Tống quoái”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Phú Yên biểu diễn tiết mục múa “Tống quoái”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Định biểu diễn tiết mục “Liên khúc dân ca Ba Na: Hội nhập và phát triển”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Định biểu diễn tiết mục “Liên khúc dân ca Ba Na: Hội nhập và phát triển”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Thuận trình diễn tiết mục trống hội Ka tê
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Thuận trình diễn tiết mục trống hội Ka tê
Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.