Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người sẽ được tổ chức tại tỉnh Lai Châu

Khánh Linh - 20:39, 21/08/2023

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất với chủ đề "Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người" sẽ diễn ra tại tỉnh Lai Châu từ ngày 6 - 8/10.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc (Ảnh: TL)
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển (ảnh minh họa)

Ngày hội nhằm tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối Đại đoàn kết các dân tộc.

Cùng với đó là lan tỏa, quảng bá bản sắc văn hóa, xây dựng môi trường gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

13 địa phương tham gia Ngày hội gồm: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum với đại diện các nghệ nhân, đồng bào 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người gồm: Pà Thẻn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu.

Lễ khai mạc Ngày hội sẽ diễn ra tối 6/10, được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2, VTV5) và tiếp sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh tham gia Ngày hội; truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV4). Trước đó, các đại biểu sẽ dự Lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Lai Châu.

Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn sẽ diễn ra như trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Cùng với đó là Liên hoan văn nghệ quần chúng với chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc mang nét riêng, độc đáo của dân tộc ở mỗi địa phương; lồng ghép với trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người (trang phục ngày thường, lễ hội, lễ cưới).

Điểm nhấn đặc biệt của ngày hội là không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn nghề thủ công truyền thống các dân tộc; Triển lãm "Đặc trưng văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam".

Bên cạnh đó là phần trưng bày, giới thiệu trang phục và hoa văn trên trang phục truyền thống của 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người; thiết kế biểu trưng (Logo) Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người...

Ngoài ra còn có các hoạt động thể thao như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm du lịch tỉnh Lai Châu với các địa phương.

Thông qua đó, ngày hội hướng tới giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Từ đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.