Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bảo tồn và phát huy Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lam Anh - 20:58, 17/11/2022

Vừa qua, Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch (VHTTDL), UBND huyện Quang Bình, Hà Giang tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, nhằm khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh khai thác tiềm năng di sản văn hóa cội nguồn, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Quang Bình.

Tham gia bảo tồn, phục dựng Lễ hội nhảy lửa lần này gồm 70 nghệ nhân, học viên dân tộc Pà Thẻn
Tham gia bảo tồn, phục dựng Lễ hội nhảy lửa lần này gồm 70 nghệ nhân, học viên dân tộc Pà Thẻn

Tham gia bảo tồn, phục dựng Lễ hội nhảy lửa lần này gồm 70 nghệ nhân, học viên dân tộc Pà Thẻn đang sinh sống tại các xã Tân Bắc, Tân Trịnh, Yên Thành của huyện Quang Bình, Hà Giang. Đây là hoạt động thực hiện Quyết định số 2072/QĐ-BVHTTDL ngày 31/8/2022 của Bộ VHTTDL về việc tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS năm 2022, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư đối với công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Tham dự Lễ hội, các học viên sẽ được chuyên gia, nghệ nhân tập huấn phương pháp bảo tồn, thảo luận về hướng bảo tồn phù hợp với địa phương; được hướng dẫn, trao truyền của nghệ nhân- chủ thể nắm giữ các giá trị về quy trình tổ chức Lễ hội nhảy lửa. Đồng thời, các học viên, người dân, du khách còn được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm các môn thể thao dân gian sôi động; trao đổi về các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các DTTS.

Đối với người Pà Thẻn, lửa tượng trưng cho thần linh, mang đến hạnh phúc ấm no
Đối với người Pà Thẻn, lửa tượng trưng cho thần linh, mang đến hạnh phúc ấm no

Theo truyền thống, Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn được tổ chức để tạ ơn đất trời và thần linh đã ban cho dân tộc Pà Thẻn những vụ mùa tươi tốt, cầu chúc cho mọi sự may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời xua tan những gì không tốt đẹp. Đây là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống trong cộng đồng của dân tộc Pà Thẻn, minh chứng cho sức mạnh, quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển; tạ ơn trời đất, thần linh đã ban cho một mùa vụ tươi tốt, cầu chúc cho vụ mùa năm sau bội thu. Không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn, tạo nên nét đặc trưng riêng của dân tộc.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn được Bộ VHTTDL chỉ đạo, hỗ trợ phục dựng, nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Pà Thẻn ở Quang Bình, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đồng bào các dân tộc trong xã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tiếp tục đẩy mạnh khai thác tiềm năng của văn hóa cội nguồn, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Quang Bình.

Đại diện Bộ VHTTDL trao tặng vật tư hỗ trợ công tác bảo tồn Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn
Đại diện Bộ VHTTDL trao tặng vật tư hỗ trợ công tác bảo tồn Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã trao tặng 3 xã Tân Bắc, Tân Trịnh, Yên Thành vật tư hỗ trợ công tác bảo tồn, nhằm phát huy hơn nữa giá trị văn hóa đặc sắc của Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, nhằm xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở Quang Bình, góp phần khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo nguồn sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.