Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn, phát triển những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mông xanh

Trọng Bảo - 05:28, 30/11/2023

Dân tộc Mông có nhiều nhóm ngành; trong đó, người Mông xanh có dân số rất ít hiện sinh sống duy nhất ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Từ nhiều đời nay, người Mông xanh luôn nỗ lực, đoàn kết cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.


Se lanh, dệt vải là một trong những nết văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông xanh
Se lanh, dệt vải là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông xanh

Tranh thủ thời gian nông nhàn, bà Vàng Thị Mai ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé lại cùng con cháu ngồi lại để thêu, dệt trang phục truyền thống cho các thành viên trong gia đình. Trang phục của người Mông xanh được làm hoàn toàn thủ công từ chất liệu cây lanh với hai gam màu xanh và trắng là chủ đạo. 

Nếu như trang phục của các dân tộc khác thường cầu kì về hoa văn và màu sắc thì người Mông xanh lại đề cao sự giản đơn trong họa tiết, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên, đất trời. Theo bà Mai, trang phục của người Mông xanh được thiết kế từ chất liệu vải lanh, do người phụ nữ tự trồng cây lanh, dệt vải, nhuộm chàm và thêu, may bằng tay. 

Để làm được một bộ trang phục truyền thống, cần phải trải qua rất nhiều công đoạn từ trồng lanh để róc lấy vỏ, đem tước nhỏ rồi se thành sợi; sợi lanh được dệt thủ công bằng khung cửi để tạo ra những mảnh vải... Nói là vậy, nhưng mỗi công đoạn lại đòi hỏi sự tỷ mỷ, khéo léo của đôi tay người phụ nữ. 

Cũng chính bởi vậy, việc trồng lanh, dệt vải và may quần áo truyền thống, là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm hạnh của phụ nữ Mông xanh. Khi phụ nữ về nhà chồng phải biết may những bộ quần áo cho mình, cho chồng và con.

“Trong trang phục của người Mông xanh có tấm vải trắng thì khác hẳn với các dân tộc khác. Cùng với đó, thắt lưng và mũ đội đầu cũng rất khác để nhận biết với các dân tộc khác. Đi ăn hỏi, đám cưới rồi đến khi mất đi cũng phải có bộ trang phục truyền thống để mặc, không có là không được. Mà có muốn lấy bộ quần áo mua ở ngoài về mặc cũng không được, phải là bộ quần áo do người Mông xanh mình dệt lên. Trong nhà mình bây giờ các con dâu, con gái đều biết xe lanh dệt vải”, bà Mai cho biết thêm.

Phụ nữ Mông xanh tham gia các hoạt động thể thao
Phụ nữ Mông xanh tham gia các hoạt động thể thao

Ở bản Tu Thượng, hiện có gần 60 hộ dân sinh sống, người Mông xanh ở Tu Thượng đang gìn giữ một kho tàng văn hóa độc đáo. Từ các nghề thủ công đan lát, dệt vải, làm chài lưới… được sử dụng nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên. Đến ngôn ngữ, tiếng nói và các trò chơi dân gian như ném còn, đu quay, hát ống, đánh cù, thổi khèn. Các sản phẩm văn hóa người Mông Xanh đều mộc mạc, giản dị và mang tính cộng đồng cao.

“Sau những ngày lao động vất vả, bà con ai cũng háo hức chờ đến ngày lễ, tết để cùng tham gia các trò chơi dân gian của dân tộc mình. Trong ngày hội không kể già, trẻ, lớn bé đều nhiệt tình tham gia tạo lên không khí vui tươi, đoàn kết”, chị Vàng Thị Nam, bản Tu Thượng cho biết.

Thời gian qua, cùng với việc đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế trong đồng bào Mông xanh, thì công tác bảo tồn, phát triển những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mông xanh cũng đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm. 

Ông Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Lào Cai cho biết: Trải qua hàng trăm năm sinh sống và phát triển, cộng đồng người Mông xanh có kho tàng văn hóa truyên thống vô cũng phong phú và đặc sắc. Cùng với sự phát triển chung của xã hội thì công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông xanh là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

 Thông qua nhiều hình thức như tập huấn, hướng dẫn bà con có thêm phương pháp, cách thức để gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa trong trang phục, sinh hoạt và nghi lễ... Đặc biệt, những nét văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian của người Mông xanh đã được ngành văn hóa Lào Cai khảo sát và đề nghị xây dựng hồ sơ công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, kiểm kê toàn bộ những di sản văn hóa của đồng bào Mông xanh. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch cũng như bố trí kinh phí để hỗ trợ bà con phục dựng, bảo tồn các lễ hội dân gian”, ông Nghĩa thông tin thêm.

Bản làng người Mông xanh đang thay đổi từng ngày
Bản làng người Mông xanh đang thay đổi từng ngày

Người Mông xanh ở xã Nậm Xé hiện có trên 120 hộ, với gần 1 nghìn khẩu; sinh sống chủ yếu ở 2 bản Tu Thượng và Tu Hạ. Trải qua các thế hệ, người Mông xanh luôn đoàn kết, cùng nhau gìn giữ những văn hóa riêng có của dân tộc mình. Đó không chỉ là những thành tựu kết tinh trong lao động mà còn thể hiện đời sống sinh hoạt phong phú và gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên vùng cao.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.