Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phụ nữ Mông xanh với việc bảo tồn trang phục truyền thống

Trọng Bảo - 15:08, 01/11/2022

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dân tộc Mông có nhiều nhóm ngành, trong đó, người Mông xanh có dân số rất ít hiện sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghề se lanh, dệt vải. Hiện nay, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó có mục tiêu hỗ trợ phục hồi, phát huy giá trị trang phục truyền thống trong đồng bào.

Chị Sai hướng dẫn dệt vải cho nam nữ thanh niên trong thôn
Chị Sai hướng dẫn dệt vải cho nam nữ thanh niên trong thôn

Người Mông xanh ở Xã Nậm Xé hiện có 121 hộ với 715 khẩu. Se lanh, dệt vải là một trong những nghề truyền thống của người Mông xanh đã nhiều đời nay. Trang phục của người Mông xanh đơn sắc với màu chàm xanh đen là màu chủ đạo chứ không sặc sỡ như người Mông hoa, Mông trắng... Trang phục được thiết kế từ chất liệu vải lanh, do người phụ nữ tự trồng cây lanh, dệt vải, nhuộm chàm và thêu, may bằng tay. 

Để làm được một bộ trang phục truyền thống, cần phải trải qua rất nhiều công đoạn từ trồng lanh để róc lấy vỏ, đem tước nhỏ rồi se thành sợi; sợi lanh được dệt thủ công bằng khung cửi để tạo ra những mảnh vải... Nói là vậy, nhưng mỗi công đoạn lại đòi hỏi sự tỷ mỷ, khéo léo của đôi tay người phụ nữ. Cũng chính bởi vậy, việc trồng lanh, dệt vải và may quần áo truyền thống là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm hạnh của phụ nữ Mông xanh. Khi phụ nữ về nhà chồng phải biết may những bộ quần áo cho mình, cho chồng và con.

Chị Vàng Thị Hoa, ở thôn Tu Thượng, năm nay 21 tuổi nhưng đã có thể làm thành thạo các bước để cho ra một bộ quần áo truyền thống. Chị Hoa cho biết: Với mong muốn tự tay làm được những bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình, ngay từ lúc còn nhỏ chị đã theo các bà, các mẹ để học cách trồng cây lanh, se sợi, dệt vải…

“Bây giờ thì mình đã có thể làm cho chồng, cho con những bộ quần áo truyền thống để đi dự những ngày lễ tết, ngày truyền thống của dân tộc. ngoài ra mình cũng có thể dạy những em gái nhỏ trong thôn nghề dệt truyền thống của dân tộc mình rồi…”, chị Hoa Tâm sự.

Chị em phụ nữ Mông xanh tham gia giải bóng đá chào mừng ngày 20/10
Phụ nữ và các cô gái Mông xanh tích cực tham gia các hoạt động thể thao nâng cao thể chất (Trong ảnh: Các chị phụ nữ tham gia giải bóng đá chào mừng ngày 20/10

Bên khung cửi đã ánh lên màu thời gian, chị Vàng Thị Sai, ở thôn Tu Hạ vừa thoăn thoắt dệt vải, vừa hướng dẫn tận tình cho những em gái nhỏ quanh xóm. Với mong muốn, nghề truyền thống của dân tộc mình được gìn giữ cho muôn đời sau, bất cứ khi nào các em nhỏ sang nhà nhờ chỉ dạy, chị đều bỏ lại hết công việc để ngồi tỷ mỷ hướng dân các em từ tập tước lanh, nối chỉ đến vào khung dệt vải. 

Chị Sai chia sẻ: Từ tháng ba hàng năm, chị em phụ nữ trong thôn sẽ bắt đầu ra đồng gieo hạt trồng lanh, đến tháng sáu thì đi cắt cây lanh về lấy vỏ, se sợi… Trải qua rất nhiều công đoạn mới có được mảnh vải may quần áo, chính vì vậy, một phụ nữ giỏi nghề, chăm chỉ nhất thì một năm cũng chỉ làm được 4-5 bộ quần áo truyền thống.

“Đi ăn hỏi, đám cưới rồi đến khi mất đi cũng phải có bộ trang phục truyền thống để mặc, không có là không được. Mà có muốn lấy bộ quần áo mua ở ngoài về mặc cũng không được, phải là bộ quần áo do người Mông xanh mình dệt lên. Mừng nhất là trong nhà mình bây giờ các con dâu, con gái đều biết xe lanh dệt vải”, chị Sai phấn khởi cho biết.

Người Mông xanh sinh sống tập chung ở thôn Tu Hạ và Tu Thượng xã Nậm Xé
Người Mông xanh ở Lào Cai sinh sống tập trung ở thôn Tu Hạ và Tu Thượng, xã Nậm Xé

Theo Bí thư Đảng ủy xã Vàng A Tớ, để khuyến khích đồng bào giữ gìn, sử dụng trang phục truyền thống, tại Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, cũng đã đề ra mục tiêu hỗ trợ phục hồi, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có trang phục truyền thống. 

Do vậy, trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội, cũng như Nghị quyết của Đảng bộ xã hằng năm, cũng đã đặt ra nhiệm vụ và các giải pháp để bảo tồn những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông xanh, trong đó nghề dệt vải đã được cấp ủy, chính quyền Nậm Xé đưa vào, với mục tiêu gìn giữ, khuyến khích, vận động đồng bào phát huy giá trị nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào.

“Chúng tôi đang kỳ vọng, có được nguồn kinh phí từ Nhà nước hỗ trợ để xã có thể triển khai một cách bài bản việc bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mông xanh, như là việc thành lập các tổ nhóm chị em cùng sở thích về dệt vải; tổ chức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống…Từ đó, có thể vừa bảo tồn, vừa mở ra hướng mới trong phát triển du lịch trải nghiệm, khám phá góp phần nâng cao thu nhập cho bà con”, Bí thư Đảng ủy xã Vàng A Tớ nhấn mạnh.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.