Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới

Uyển Nhi - 14:05, 02/12/2022

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3128/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trình diễn nghệ thuật múa dân gian của người Khơ Mú. Ảnh minh họa
Trình diễn nghệ thuật múa dân gian của người Khơ Mú. Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đây là hoạt động thường niên của Bộ VHTTDL nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới.

 Cô gái dân tộc Khơ Mú với trang phục truyền thống. Ảnh minh họa
Cô gái dân tộc Khơ Mú với trang phục truyền thống. Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, việc Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú gắn với phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ được thực hiện tại bản Ten, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vào cuối năm 2022. Với sự tham gia của trên 75 người là nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng và các học viên dân tộc Khơ Mú đang sinh sống tại bản Ten sẽ được truyền dạy và hướng dẫn thực hành phương pháp nhuộm chàm, kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú.

Dịp này, Bộ VHTTDL sẽ trao tặng hỗ trợ nguyên liệu, vật tư phục vụ thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống. Tổ chức ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu phục vụ tuyên truyền, quảng bá về công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú tại T.P Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

(Tổng hợp) Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới 2

Bộ VHTTDL yêu cầu, việc xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phải phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch ở địa phương. Động viên, khích lệ đồng bào dân tộc Khơ Mú tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Đồng thời, khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với phát triển du lịch. Từng bước đưa các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng thu hút du khách, tạo thêm thu nhập bền vững cho đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Điện Biên.

Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 của Bộ VHTTDL cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có)./.


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.