Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bế mạc Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022

Kim Anh - Tố Oanh - 21:18, 21/11/2022

Chiều 20/11, tại không gian sân Lễ hội làng III, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ Bế mạc các hoạt động Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I năm 2022.

Ban Tổ chức trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho các đoàn có thành tích tham dự Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022
Ban Tổ chức trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho các đoàn có thành tích tham dự Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022

Tham dự Lễ Bế mạc Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 có ông Trịnh Ngọc Chung - Quyền Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức; bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL); đại diện các đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL; lãnh đạo Sở VHTT&DL các địa phương có đồng bào tham gia hoạt động; cộng đồng các dân tộc tham gia sự kiện; các phóng viên báo chí truyền thông, cùng đông đảo du khách.

Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tổng kết Liên hoan
Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tổng kết Liên hoan

Phát biểu tại Lễ Bế mạc, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung nhấn mạnh: Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 đã diễn ra thành công theo đúng kế hoạch, mục đích với đầy đủ các nội dung; bảo đảm an toàn trên mọi phương diện, tạo được không khí phấn khởi, đoàn kết giữa các đoàn tham gia.

Liên hoan cũng tạo được sự khích lệ, hứng khởi, khơi dậy lòng tự hào về các phục truyền thống của dân tộc. Những bộ trang phục truyền thống tham gia Liên hoan đã thể hiện được những nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa các dân tộc thông qua kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, phụ kiện trang trí… Các tiết mục được dàn dựng công phu, nghiêm túc về thuyết minh, phong cách trình diễn, nhạc nền và có nhiều sáng tạo. Trang phục của các đoàn tham gia đã đem đến cho Liên hoan một bức tranh văn hóa thống nhất trong đa dạng của nhóm địa phương tộc người ở các lứa tuổi khác nhau, các loại hình sinh hoạt như lao động sản xuất, hôn nhân, tín ngưỡng.

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung cũng cho rằng Liên hoan trình diễn trang phục lần này diễn ra trong khuôn khổ Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2022, đã làm tăng ý nghĩa của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với chuỗi các hoạt động có ý nghĩa như Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn văn hóa; hội thảo khoa học Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, phần trình diễn trang phục các dân tộc khu vực phía Bắc đã tạo cho Liên hoan sắc thái riêng, đem lại những ấn tượng sâu sắc đối với các đoàn tham gia và Nhân dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào dân tộc Mông Xanh tỉnh Lào Cai trình diễn trang phục
Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Lào Cai trình diễn trang phục

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Liên hoan còn diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc... Các tỉnh, địa phương đã cố gắng đem đến Liên hoan những vật dụng, sản phẩm để trưng bày như khung dệt, các nguyên liệu truyền thống, sản phẩm đặc thù... Từ đó, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách”, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc cho biết thêm.

Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 có sự tham gia nhiệt tình, đầy trách nhiệm gần 600 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đền từ 17 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc, gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Những ngày qua, du khách đã có cơ hội được chiêm ngưỡng phần trình diễn trang phục đầy màu sắc đến từ đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Pà Thẻn, Mông, Hoa, Hà Nhì…

Ngay ở lần đầu tiên tổ chức, Liên hoan đã thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ nhân, diễn viên quần chúng người đồng bào DTTS; sự ủng hộ của người dân, du khách đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Nỗ lực trình diễn các bộ trang phục truyền thống, đồng bào DTTS mong muốn công chúng hiểu, yêu hơn về văn hóa của cộng đồng các dân tộc.

Dân tộc Hà Nhì Đen tỉnh Lào Cai trình diễn trang phục truyền thống
Dân tộc Hà Nhì tỉnh Lào Cai trình diễn trang phục truyền thống

Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 đã chính thức khép lại sau 3 ngày, với những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của các dân tộc phía bắc được giới thiệu đến du khách. Kết quả ở nội dung chính trình diễn trang phục, Ban Tổ chức đã trao 20 giải A; 25 giải B và 20 giải C cho phần trình diễn trang phục các dân tộc. 3 đoàn có thành tích cao nhất là Lào Cai, Quảng Ninh và Hòa Bình.

Tại Lễ Bế mạc, Ban Tổ chức đã trao 3 giải A cho các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La ở nội dung không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch; 4 giải B và 4 giải C. Đối với nội dung trình diễn thêu, dệt thủ công truyền thống các dân tộc, 2 giải A đã thuộc về tỉnh Sơn La và Lai Châu. Ban Tổ chức cũng trao 3 giải B và 3 giải C cho các tỉnh có phần thể hiện ấn tượng ở nội dung này.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.