Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Niềm tự hào của đồng bào Khơ Mú

Hiếu Anh - 12:31, 17/06/2021

Là nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất khóa XV, Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, sinh năm 1997 chính là niềm tự hào, vinh dự của người dân Bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Cử tri kỳ vọng với sức trẻ của mình- đại biểu Quàng Thị Nguyệt sẽ có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, của đồng bào vùng DTTS và miền núi.


 Quàng Thị Nguyệt tự tin vận động tranh cử
Quàng Thị Nguyệt tại Hội nghị tập huấn kỷ năng vận động tranh cử cho ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Đi từ bản đến nghị trường Quốc hội

Sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi khó khăn, cô gái Khơ Mú Quàng Thị Nguyệt đã phải vượt qua một chặng đường rất dài, vượt qua nhiều rào cản để chạm tay vào ước mơ, đặc biệt là cô đã trở thành đại biểu Quốc hội khoá XV. 

Khi mới lên lớp 6, Quàng Thị Nguyệt đã phải rời xa cha mẹ đi học cách nhà hơn 20 cây số, tại trường phổ thông Dân tộc nội trú - THPT huyện Mường Chà. Có lẽ chính môi trường tự lập sớm đã giúp Nguyệt rèn luyện bản lĩnh vững vàng.

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Quàng Thị Nguyệt thi đỗ vào Học viện Phụ nữ Việt Nam. Từ Mường Chà tới trường Nguyệt học là hơn 500 cây số. Đó là quãng đường đầy "chông gai" của cô một cô gái dân tộc thiểu số, mạnh dạn vượt rừng núi về thủ đô học tập với mong muốn thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận nơi vùng sâu.

Theo lời chị Quàng Thị Nghĩa - chị gái của Quàng Thị Nguyệt, bao đời phụ nữ Khơ Mú đều có suy nghĩ là sống an phận thủ thường trong gia đình, nhưng Nguyệt thì lúc nào cũng nỗ lực phấn đấu. 

 "Ở bản này cũng không có nhiều gia đình dám cho con đi học đại học vì rất tốn kém, mà học xong cũng chưa chắc đã xin được việc làm", chị Nghĩa chia sẻ

Thế nhưng, với sự quyết tâm, bền bỉ qua 4 năm miệt mài dưới mái trường, tháng 7/2019, cô sinh viên Quàng Thị Nguyệt tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân, chuyên ngành Công tác xã hội. Sau khi ra trường, cô quyết định trở về xây dựng quê hương. Trở về quê với công việc quen thuộc là làm ruộng, nhưng với những kiến thức thu lượm được, cô gái trẻ Khơ Mú này luôn có những hoạt động và suy nghĩ khác biệt. 

Cô rất tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở địa phương; đặc biệt quan tâm đến các vấn đề “bình đẳng giới”, bảo vệ phụ nữ, tham các vận động, tuyên truyền với mong muốn phụ nữ vươn lên học hỏi, có kiến thức để làm chủ cuộc sống. Để thực hiện vấn đề này, trước tiên Quàng Thị Nguyệt đã tự vượt qua rào cản của chính bản thân và trong gia đình mình.

 Và cuối cùng, năm 2021, khi mới bước sang tuổi 24, cô gái trẻ Quàng Thị Nguyệt, mạnh mẽ tự tin ứng cử đại biểu Quốc hội. Bằng sự thuyết phục của mình, Nguyệt đã trở thành 1 trong 499 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Quàng Thị Nguyệt trong trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt trong trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú

Quyết tâm đóng góp cho vấn đề bình đẳng giới

Nói về chương trình hành động của mình, đại biểu Quàng Thị Nguyệt luôn nhấn mạnh quyết tâm đề xuất với Quốc hội, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật, nhằm từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực gia đình và tiến tới việc bình đẳng giới trên cả phương diện pháp luật và thực tiễn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, đại biểu Quàng Thị Nguyệt cho biết, bản thân cô là nữ, sống ở vùng sâu, vùng xa nên trước đây không tránh khỏi những suy nghĩ tự ti. Tuy nhiên, với những kiến thức đã được học từ trường lớp, từ thực tiễn bao năm qua, cô đã quyết tâm vượt qua rào cản, tự tin đứng trước cử tri, thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình. 

Ông Lò Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Mường Mươn cho biết: Mườn Mươn là xã miền núi khó khăn, với 4 dân tộc (Mông, Khơ mú, Thái, Kinh) cùng sinh sống. Trong cộng đồng hiện vẫn tồn tại nhiều định kiến, nhất là định kiến trọng nam khinh nữ. Việc cô gái trẻ Quàng Thị Nguyệt học đến đại học, hoạt động năng nổ ở địa phương nay lại trúng cử đại biểu Quốc hội đã giúp cho người dân dần thay đổi cách nhìn vấn đề giới.

“Chúng tôi cũng rất hy vọng, đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt sẽ nói lên tiếng nói của người DTTS tại nghị trường Quốc hội. Qua đó, góp phần xây dựng chính sách sát thực tiễn, phù hợp với người dân”, ông Bình nói.

Có thể nói, kết quả trúng cử đại biểu Quốc hội của Quàng Thị Nguyệt là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của cô, nhưng cũng sẽ mở ra một chặng đường mới. Nhiệm vụ trước mắt là rất nặng nề. Tuy nhiên, với sức trẻ và tâm huyết của mình, chúng ta tin tưởng rằng, nữ đại biểu Quốc hội người DTTS trẻ nhất khóa XV sẽ xứng đáng với những lá phiếu đã lựa chọn mình.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.