Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Lê Hường - Gia Nguyen - 08:42, 20/05/2024

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.

Bà con trong buôn tập trung về nơi thực hiện lễ cúng
Bà con trong buôn tập trung về nơi thực hiện lễ cúng

Tháng 3, tháng 4 là thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, người dân ở nhiều buôn làng gặp khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất. Cũng vì thế, đồng bào Ê Đê thường tổ chức lễ cúng cầu mưa xin các vị thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, buôn làng no ấm.

Cầu mưa tiếng Ê Đê gọi là “Kăm Mah”. Để chuẩn bị cho Lễ cúng cầu mưa, bà con trong buôn họp bàn chọn khoảnh đất rộng, bằng phẳng, có cây cổ thụ, đó là nơi tốt nhất để hành lễ. Đàn ông dựng cây nêu, chòi nhỏ để cúng Yang. Còn phụ nữ, chuẩn bị lễ vật cũng và các dụng cụ làm nương rẫy.

Chuẩn bị Lễ vật và các dụng cụ nông nghiệp truyền thống của người Ê Đê
Chuẩn bị Lễ vật và các dụng cụ nông nghiệp truyền thống của người Ê Đê

Theo phong tục của người Ê Đê, mùa màng thất bát là do thần Ác sai khiến muông thú phá cây trồng, nương rẫy. Vì vậy, sau khi thực hiện Lễ cúng cầu mưa thì bà con mới được trồng, tỉa các loại hoa màu để việc sản xuất được thuận lợi, không bị các loại thú rừng, chim muông phá hoại.

Việc thực hiện nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê không chỉ chứa đựng giá trị nhân văn, ý nghĩa tâm linh mà còn là hoạt động khơi lại truyền thống văn hóa, lan tỏa tình yêu văn hóa và thái độ trân trọng thiên nhiên của con người.

Một số hình ảnh Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Nông sản được để trong chòi cúng
Nông sản được để trong chòi cúng
Các nghệ nhân đánh chiêng trong lễ cúng
Các nghệ nhân đánh chiêng trong lễ cúng
Thầy cúng ôm con gà đọc bài khấn trong nhà cộng đồng buôn
Thầy cúng ôm con gà đọc bài khấn trong nhà cộng đồng buôn
Tượng các loài thú phá hoại nương rẫy được xếp dưới nền đất
Tượng các loài thú phá hoại nương rẫy được xếp dưới nền đất
Nghi thức dùng nỏ bắn tượng thú bảo vệ mùa màng
Nghi thức dùng nỏ bắn tượng thú bảo vệ mùa màng
Thầy cúng khấn các vị thần
Thầy cúng khấn các vị thần
 Sau khi khấn các vị thần, bà con trỉa hạt
Sau khi khấn các vị thần, bà con trỉa hạt
Cúng xong bà con cùng nhau uống rượu cần
Cúng xong bà con cùng nhau uống rượu cần
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.