Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lễ cúng bến nước đầu năm mới của người Ê Đê

Lê Hường - 07:24, 17/02/2024

Lễ cúng bến nước được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng của người Ê Đê ở Đắk Lắk. Lễ cúng bến nước thường được thực hiện vào dịp đầu năm trước khi vào vụ sản xuất mới, để tạ ơn các vị thần và cầu mong thần linh ban cho dòng nước trong lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Người dân buôn Năng, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng cùng già làng mang lễ vật ra bến nước thực hiện nghi thức cúng
Người dân buôn Năng, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng cùng già làng mang lễ vật ra bến nước thực hiện nghi thức cúng

Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, buôn làng có nhiều thay đổi, người dân đa phần sử dụng nước giếng, nước từ các công trình cấp nước tập trung của Nhà nước đầu tư phụ vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nhưng đồng bào Ê Đê ở các buôn làng vẫn duy trì nghi lễ cúng bến nước, nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thầy cúng thực hiện các nghi thức tại bến nước
Thầy cúng thực hiện các nghi thức tại bến nước

Trong không khí vui tươi của ngày đầu năm 2024, sẵn sàng cho một vụ mùa mới, người Ê Đê ở nhiều buôn làng tại xã Ea Hồ (huyện Krông Năng), Cư Pui (Krông Bông), Cư Né (Krông Búk)… nô nức tổ chức Lễ cúng bến nước.

Thầy cúng khấn các vị thần cầu mong mọi người trong buôn làng mạnh khỏe
Thầy cúng khấn các vị thần cầu mong mọi người trong buôn làng mạnh khỏe

Lễ cúng được thực hiện theo đúng phong tục của người Ê Đê. Bà con trong theo chân già làng mang lễ vật đi về bến nước thực hiện nghi lễ. Khi lễ vật đã được sắp xếp sẵn sàng, cô gái Ê Đê sẽ lấy chiếc bầu to nhất hứng đầu nước để làm lễ. 

Thầy cúng đưa bát rượu cần lên đầu các vòi xin thần nước ban cho dòng nước trong lành
Thầy cúng đưa bát rượu cần lên đầu các vòi xin thần nước ban cho dòng nước trong lành

Thầy cúng thực hiện các nghi thức cúng tại bến nước và đọc lời khấn mong các vị thần phù hộ cho nguồn nước trong lành, không bao giờ cạn, mọi người trong buôn uống dòng nước này đều mạnh khỏe… Sau nghi thức cúng, các cô gái Ê Đê hứng từng bầu nước đầy tràn, gùi về buôn.

Sau nghi thức cúng, khấn thần, các cô gái Ê Đê lấy quả bầu khô hứng nước đưa về buôn
Sau nghi thức cúng, khấn thần, các cô gái Ê Đê lấy quả bầu khô hứng nước đưa về buôn

Trong ngôi nhà cộng đồng buôn, tiếng chiêng ngân lên chào đón đội nghi lễ về. Thầy cúng lấy từng bầu nước mát được gùi từ bến nước về đổ vào các bình rượu cần. Trong tiếng chiêng ngân, mọi người trong buôn truyền tay nhau, thưởng thức chóe rượu thơm nồng.

Mọi người cùng nhau về Nhà cộng đồng tiếp tục thực hiện các nghi thức và thưởng thức rượu cần
Mọi người cùng nhau về Nhà cộng đồng tiếp tục thực hiện các nghi thức và thưởng thức rượu cần

Đây là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang ý nghĩa tâm linh, để tất cả người dân cùng chung sức giữ nguồn nước và môi trường cảnh quan bến nước sạch sẽ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Ê Đê.

Trong nhà cộng đồng, các nghệ nhân đánh những bài chiêng truyền thống
Trong nhà cộng đồng, các nghệ nhân đánh những bài chiêng truyền thống
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.