Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bài thuốc từ cây thạch hộc tía

PV - 15:07, 16/04/2018

Baodantoc_Cay-thach-hoc-tia

 

Thạch hộc tía thuộc họ hoa lan, thường sống cộng sinh trên các cây gỗ lớn hoặc vách đá, kẽ đá. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh có địa hình núi đá vôi như Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, Lai Châu...

Do thường chỉ mọc trên núi đá vôi hay cây gỗ lớn, nên việc thu hái thạch hộc tía làm thuốc hay làm cảnh gặp nhiều khó khăn và rủi do, có khi nguy hiểm tới tính mạng.

Theo tài liệu cổ thạch hộc là một trong số ít vị thuốc có công dụng dưỡng âm sinh tân, bồi bổ khí huyết.

1. Đơn thuốc dưỡng khí bổ huyết, ích thận cường dương:

Thành phần: Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 4g, trích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g, nước 500ml.

Cách dùng: Các vị thuốc đem sắc uống, sắc cạn còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc trên có tác dụng bồi bổ cơ thể, rất tốt cho những người gầy yếu, suy giảm chức năng thận.

2. Đơn thuốc điều trị ho:

Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, tỳ bà diệp 4g, trần bì 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Cách ngâm rượu thạch hộc tía:

Chuẩn bị: Thạch hộc 500g; mạch môn 500g; ngũ vị tử 300g; đẳng sâm 300g; câu kỷ tử 300g; đương quy 200g; đỗ trọng 100g

Các vị đem ngâm với 10 lít rượu, ngâm 2 tháng là dùng được. Mỗi ngày dùng 50ml (khoảng 2-3 ly nhỏ). Bài thuốc ngâm rượu trên có công dụng bồi bổ cơ thể, sinh tinh bổ huyết, tráng kiện gân cốt.

*Lưu ý khi sử dụng: Không nên dùng quá liều và người huyết áp thấp không nên dùng.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.