Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bài thuốc từ cây bình bát

PV - 14:15, 09/04/2018

Bình bát là loại cây nhỏ, cao 5-7m. Cành non có lông, cành già nhẵn. Lá mọc so le, hình mác thuôn, dài 12-15cm, rộng 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, bóng, mặt dưới có ít lông tơ, gân lá nổi rõ, cuống lá có lông.

Baodantoc_bai-thuoc-tu-cay-binh-bat-chua-benh-hieu-qua

 

Theo Đông y, cây bình bát nước có vị chát, ở hạt và vỏ thân có độc nhẹ. Cây có tác dụng sát trùng, chữa bệnh ngoài da.

Ăn quả bình bát chín có thể hỗ trợ trị chứng thiếu máu hay chữa được bệnh khí hư huyết trắng ở phụ nữ.

Quả bình bát xanh sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp khá tốt.

Vỏ cây bình bát giã nát đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng.

Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như bài thuốc giải nhiệt cơ thể.

Hạt bình bát có thể chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nhưng độc nên thường chỉ dùng ngoài da. Người ta thường lấy hạt bình bát giã nát, nấu nước đặc rồi gội đầu để diệt chấy rận.

Hạt bình bát đốt cháy đen giã nát trộn với dầu dừa, bôi chữa ghẻ cũng rất tốt. Vỏ thân cũng có tác dụng như hạt, nhưng kém hơn và ít độc hơn.

Rễ cây bình bát dùng chữa sốt, đau bụng, viêm lợi, đau răng.

Tuy nhiên, nhựa cây có độc có thể gây kích ứng ngoài da nên phải cẩn trọng khi sử dụng. Nếu chẳng may bị độc, bạn có thể giải độc bằng chanh.

Chữa lao phổi: 1 nắm lá bình bát, 1.5 lít nước sạch. Thái nhỏ lá thành từng sợi mỏng rồi cho vào nồi nước; Dìm lá chìm xuống dưới mặt nước rồi đun với lửa nhỏ; Đợi đến khi thuốc sắc lại thành 1 cốc nước; chia cốc nước thành 2 phần bằng nhau và uống ngay trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.